Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai
(Dân trí) - Nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới, huyện Nho Quan huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Huyện duy nhất có dân tộc thiểu số ở Ninh Bình xác định, đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
Huy động hệ thống chính trị vào cuộc thúc đẩy bình đẳng giới
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Nho Quan (Ninh Bình) cho biết, trong năm 2023, huyện đã làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
Trong đó, UBND huyện huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để xóa bỏ bình đẳng giới, nhất là các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Huyện cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình có dân tộc Mường, với số lượng khoảng 20.000 người ở các xã vùng cao như: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Phú Lộc, Thạch Bình…
Các hoạt động tăng cường công tác bình đẳng giới được huyện triển khai sâu rộng nhất trong tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, địa bàn huyện Nho Quan năm 2023.
Theo đó, UBND huyện Nho Quan yêu cầu các xã, thị trấn, các phòng ban, hội, đoàn thể trên địa bàn thực hiện công tác bình đẳng giới với mục đích, vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn huyện.
Cả xã hội quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới sẽ giúp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên trong gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em.
Từ đó giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
Các hoạt động của tháng hành động được huyện Nho Quan thực hiện thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; lồng ghép với các sự kiện khác để tạo hiệu ứng về truyền thông đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đặc biệt, huyện đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.
Đầu tư cho tương lai
Kết quả rõ nét nhất trong công tác bình đẳng giới tại huyện Nho Quan là thực hiện công tác cán bộ nữ. Theo đó, ngay từ đầu nhiệm kì Đại hội Đảng các cấp, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ cho từng giai đoạn đảm bảo đúng quy trình, số lượng, độ tuổi và tỷ lệ nữ theo quy định.
Trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán bộ nữ nhất là thực hiện chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ theo quy định của tỉnh. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác nhân sự cho đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng Kế hoạch, hướng dẫn của tỉnh ủy, trong đó có chú trọng đến tỷ lệ nhân sự là nữ.
Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ cho thấy, nhiệm kỳ 2020-2025, cấp huyện Ban chấp hành Đảng bộ huyện có 11/39 người là nữ (chiếm 28,2%); Ban Thường vụ huyện có 2/13 người là nữ (chiếm 15,38%); Phó Bí thư Huyện ủy là nữ (chiếm 50%).
Cấp xã có 85/342 phụ nữ tham gia Ban chấp hành (chiếm 24,85%); Ban Thường vụ: 15/91 (chiếm 16,48%); Bí thư: 3/27 chiếm (11,11%); Phó Bí thư: 8/54 (chiếm 16,67%). Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2021-2026): Cấp huyện: 10/35 người (chiếm 28,6%); cấp xã: 158/598 người (chiếm 26,42%)…
Lãnh đạo UBND huyện Nho Quan cho biết thêm, một số khó khăn, bất cập, thách thức trong quá trình triển khai công tác như, nhiều đơn vị chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu của công việc này, do đó, sự phối hợp đôi khi còn lúng túng, chưa hiệu quả. Việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các văn bản liên quan.
Nguyên nhân là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vai trò của cán bộ nữ ở một số cơ sở chưa đúng mức. Cán bộ làm công tác Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình từ huyện đến cơ sở đều kiêm nhiệm nhiều việc, nên thời gian dành cho hoạt động chưa nhiều. Phân bổ kinh phí hoạt động của Ban VSTB phụ nữ ở cấp xã còn thấp, hoặc không có, gây khó khăn cho hoạt động