Sóc Trăng:

Đặc sắc đêm cúng Trăng của người Khmer

(Dân trí) - Trong lễ hội Ócc-om-bóc của đồng bào Khmer Nam Bộ không thể thiếu lễ cúng Trăng. Đây là một lễ có ý nghĩa quan trọng được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn Mặt Trăng đã bảo hộ, giúp cho cuộc sống của người dân sung túc trong năm.

Video: Lễ cúng Trăng của người Khmer.

Tối ngày 13/11 (nhằm 14 tháng 10 âm lịch), lễ cúng Trăng trong khuôn khổ lễ hội Ócc-om-bóc Sóc Trăng 2016 diễn ra trong không khí trang nghiêm, nhưng cũng góp phần tạo sự náo nhiệt cho lễ hội khi có sự tham dự của hàng trăm người dân địa phương được tổ chức tại một ngôi chùa Khmer lớn của tỉnh Sóc Trăng.

Lễ cúng Trăng được tổ chức dưới ánh trăng sáng ngày rằm.
Lễ cúng Trăng được tổ chức dưới ánh trăng sáng ngày rằm.

Mở màn buổi lễ là tiếng nhạc rộn ràng từ dàn ngũ âm đặc sắc của đồng bào Khmer. Dưới ánh trăng sáng của đêm giáp rằm, không gian của buổi lễ bỗng trở nên thật huyền diệu.

Tiếng nhạc từ dàn ngũ âm rộn ràng dưới ánh trăng sáng làm không khí của đêm cúng Trăng trở nên huyền dịu thay.
Tiếng nhạc từ dàn ngũ âm rộn ràng dưới ánh trăng sáng làm không khí của đêm cúng Trăng trở nên huyền dịu thay.
Đông đảo người dân Khmer và các sư của các chùa cùng tề tựu tham gia lễ cúng Trăng.
Đông đảo người dân Khmer và các sư của các chùa cùng tề tựu tham gia lễ cúng Trăng.

Lễ cúng Trăng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ, thể hiện khát vọng, tâm hồn và tình cảm của con người với con người, của con người với thiên nhiên.

Ngoài ý nghĩa trên, lễ còn có ý nghĩa tâm linh được thể hiện qua các vật trang trí và vật cúng như: 2 cây trụ làm cổng ngay bàn cúng tượng trưng cho “vành đai vũ trụ”; cái bàn cúng tượng trưng cho “trái đất”; 2 cây mía tượng trưng cho “sự sinh sôi, nảy nở”; 3 cây nến cắm trên cổng tượng trưng cho 3 mùa trong năm là “nắng, mát, mưa”; 12 lá trầu được treo hai bên cổng tượng trưng cho “12 tháng trong năm và 12 con giáp”; 7 trái cau có hình con ong bầu tượng trưng cho “7 ngày trong tuần”; 30 lá trầu đặt bên phải bàn cúng tượng trưng cho “tháng đủ”; 29 lá trầu đặt bên trái bàn cúng tượng trưng cho “tháng thiếu”.

Rất nhiều vật trang trí trên bàn cúng thể hiện ý nghĩa ngày, tháng, năm trong lễ cúng Trăng.
Rất nhiều vật trang trí trên bàn cúng thể hiện ý nghĩa ngày, tháng, năm trong lễ cúng Trăng.
Trong đó có 2 cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi, nẩy nở.
Trong đó có 2 cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi, nẩy nở.

Đặc biệt, trong lễ cúng Trăng phải có vật cúng chính là cốm dẹp. Ngoài ra, còn có những vật cúng phụ là nông sản mà người dân sản xuất ra như khoai, dừa, chuối, trầu cau,… và một số loại bánh, kẹo khác.

Những loại sản vật trên được bày ra là để cúng dâng và tưởng nhớ đến công ơn Mặt Trăng vốn được người Khmer coi là vị thần bảo hộ cho mùa màng tốt tươi, đã giúp cho người dân được làm ăn khá giả, sung túc trong năm.

Nhiều sản vật cúng Mặt Trăng...
Nhiều sản vật cúng Mặt Trăng...
Từ nông sản của người dân làm ra như khoai...
Từ nông sản của người dân làm ra như khoai...
... nhưng có một vật cúng chính không thể thiếu đó là cốm dẹp được làm từ lúa nếp.
... nhưng có một vật cúng chính không thể thiếu đó là cốm dẹp được làm từ lúa nếp.
Đặc sắc đêm cúng Trăng của người Khmer - 9
Từ già đến trẻ thắp hương cúng Trăng, thể hiện sự nối tiếp thế hệ này qua thế hệ khác.
Từ già đến trẻ thắp hương cúng Trăng, thể hiện sự nối tiếp thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhà sư đọc kinh cầu mong mọi sự bình an và người dân có thêm một mùa năm mới nữa được sung túc.
Nhà sư đọc kinh cầu mong mọi sự bình an và người dân có thêm một mùa năm mới nữa được sung túc.
Lễ cúng Trăng là một lễ có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu vào tháng 10 âm lịch hàng năm của đồng bào Khmer.
Lễ cúng Trăng là một lễ có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu vào tháng 10 âm lịch hàng năm của đồng bào Khmer.

Lễ cúng Trăng tổ chức trong dịp lễ hội Ócc-om-bóc vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ và cũng nhằm nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa của địa phương.

Huỳnh Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm