Chồng Tây bán bánh mì cùng vợ Việt và mối tình "xuyên lục địa"

(Dân trí) - Cứ mỗi chiều, người dân qua lại con đường Dương Bá Trạc, quận 8, TPHCM thấy một ông Tây đứng bán xúc xích bên cạnh cô vợ người Việt. Đặc biệt, các em nhỏ rất thích đến đây, vừa được mua xúc xích vừa được… nói tiếng Anh.

Chuyện tình ngàn cây số

Líp đang trò chuyện với “khách mối”.
Líp đang trò chuyện với “khách mối”.

Liên tục không nghỉ, chồng nướng xúc xích, vợ làm bánh, mẹ vợ tiếp nguyên liệu, em vợ phục vụ trực tiếp… Mỗi người mỗi việc, công việc không ngơi tay.

Buổi tối là thời điểm đông khách nhất.
Buổi tối là thời điểm đông khách nhất.
Thực khách nhí rất thích xúc xích của chú Líp.
Thực khách nhí rất thích xúc xích của chú Líp.
Xúc xích kẹp phô mai là món khoái khẩu của rất nhiều thực khách.
Xúc xích kẹp phô mai là món khoái khẩu của rất nhiều thực khách.

Anh là Cliford Alexander Van Toor (sinh năm 1976, hay còn gọi là Líp) chồng của chị Phạm Thị Lan Trinh (sinh năm 1984). Vợ chồng chị Trinh, anh Líp đến với nhau bằng niềm tin. Anh phải lòng chị qua tấm ảnh một người bạn chụp chị Trinh khi đi du lịch Việt Nam. Qua tấm ảnh đó, Lip quyết định rời quê hương Hà Lan của mình để “khăn gói” lên đường đi tìm tình yêu.

Chị Lan Trinh cười tươi và kể về cuộc tình Việt Nam - Hà Lan của mình: “Trước đây tôi làm nhân viên ở một cửa hàng bán áo dài trên đường Nguyễn Huệ. Một khách Hà Lan đang du lịch ở Việt Nam, trước khi về nước đã đến cửa hàng xem và lựa áo dài. Người khách ấy có xin chụp chung với tôi tấm ảnh. Người khách đó là bạn của Líp. Không ngờ, nhờ tấm ảnh đó, sau này cuộc đời tôi đã gắn với Líp”.
Chị Lan Trinh cười tươi và kể về cuộc tình Việt Nam - Hà Lan của mình: “Trước đây tôi làm nhân viên ở một cửa hàng bán áo dài trên đường Nguyễn Huệ. Một khách Hà Lan đang du lịch ở Việt Nam, trước khi về nước đã đến cửa hàng xem và lựa áo dài. Người khách ấy có xin chụp chung với tôi tấm ảnh. Người khách đó là bạn của Líp. Không ngờ, nhờ tấm ảnh đó, sau này cuộc đời tôi đã gắn với Líp”.
Mẹ mất vì bệnh ung thư lúc Líp mới 8 tuổi, cha bước thêm bước nữa, anh sống cùng bà ngoại. Sau khi giải ngũ, anh đi làm công nhân ở một xưởng cơ khí, cuộc sống khá chật vật.
Mẹ mất vì bệnh ung thư lúc Líp mới 8 tuổi, cha bước thêm bước nữa, anh sống cùng bà ngoại. Sau khi giải ngũ, anh đi làm công nhân ở một xưởng cơ khí, cuộc sống khá chật vật.

Sau vài tháng kể từ khi bức ảnh được chụp, Lip đã tìm gặp được chị Trinh. Líp chân thành kể cho cô gái Việt Nam nghe về hoàn cảnh của mình ở Hà Lan. Chính những chia sẻ chân tình từ Líp đã làm cho chị Trinh cảm động và cặp đôi này đã đến với nhau khi trái tim hòa chung nhịp đập, đến với nhau “bất chấp” ngôn ngữ, màu da…

Trước khi quyết định đến với nhau, chị Trinh hỏi Líp một câu: “Anh có chịu nổi cuộc sống buôn gánh bán bưng không? Líp cười và gật đầu. Vậy là chị bỏ hết mọi thứ vì anh ấy.
Trước khi quyết định đến với nhau, chị Trinh hỏi Líp một câu: “Anh có chịu nổi cuộc sống buôn gánh bán bưng không?" Líp cười và gật đầu. Vậy là chị bỏ hết mọi thứ vì anh ấy.
Mỗi ngày, trong khi Lan Trinh còn đang ngủ, Líp đã thức dậy từ 4 giờ khuya, chuẩn bị nguyên liệu… Vì anh và vợ phải có mặt ở vỉa hè lúc 5 giờ sáng để kịp bán cho các học sinh đến trường. Bán đến trưa, vợ chồng chị Trinh về nhà tạm nghỉ để 15 giờ dọn ra bán tiếp đến tối khuya. Quần quật như vậy, mỗi ngày họ bán được khoảng 300 ổ bánh mì xúc xích.
Mỗi ngày, trong khi Lan Trinh còn đang ngủ, Líp đã thức dậy từ 4 giờ khuya, chuẩn bị nguyên liệu… Vì anh và vợ phải có mặt ở vỉa hè lúc 5 giờ sáng để kịp bán cho các học sinh đến trường. Bán đến trưa, vợ chồng chị Trinh về nhà tạm nghỉ để 15 giờ dọn ra bán tiếp đến tối khuya. Quần quật như vậy, mỗi ngày họ bán được khoảng 300 ổ bánh mì xúc xích.
Tình yêu và sự sẻ chia là “tiếng nói chung” tạo nên sự gắn kết cho mối tình hạnh phúc xuyên châu lục này.
Tình yêu và sự sẻ chia là “tiếng nói chung” tạo nên sự gắn kết cho mối tình hạnh phúc xuyên châu lục này.
Lập nghiệp với người bản địa đã khó, với Líp nó lại càng không dễ. Nhưng tình yêu không vật chất cộng với nền tảng là sự chân thành đã gieo mầm cho hạnh phúc.
Lập nghiệp với người bản địa đã khó, với Líp nó lại càng không dễ. Nhưng tình yêu không vật chất cộng với nền tảng là sự chân thành đã gieo mầm cho hạnh phúc.
Vất vả gian khổ ở quê hương thứ hai không là trở ngại với tình yêu của Líp dành cho vợ. Yêu vợ, yêu gia đình, Líp yêu tất cả những con người trên mảnh đất nghĩa tình này.
Vất vả gian khổ ở quê hương thứ hai không là trở ngại với tình yêu của Líp dành cho vợ. Yêu vợ, yêu gia đình, Líp yêu tất cả những con người trên mảnh đất nghĩa tình này.

Lip thích người Việt Nam hiền hòa và cuộc sống ở Sài Gòn. Ở quê nhà, Lip cảm thấy cuộc sống khá tẻ nhạt, người ta chỉ biết đến công việc, rất ít thời gian nghỉ ngơi.

Lip thích người Việt Nam hiền hòa và cuộc sống ở Sài Gòn. Ở quê nhà, Lip cảm thấy cuộc sống khá tẻ nhạt, người ta chỉ biết đến công việc, rất ít thời gian nghỉ ngơi.

Phạm Nguyễn
phamnguyen.dtr@gmail.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm