Bao cao su quá lớn: nỗi khổ của đàn ông Ấn Độ

<SPAN style="FONT-SIZE: 12pt; FONT-FAMILY: 'Times New Roman'"><FONT face=Arial><FONT size=2><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> <P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">(Dân trí) - Một kết quả nghiên cứu mới công bố gần đây khiến người ta giật mình: nam giới Ấn Độ không đạt chuẩn quốc tế về khoản “kích cỡ”, thành ra “áo mưa” ngoại trên thị trường nhìn chung toàn thuộc loại... quá khổ.<o:p></o:p></SPAN></P></o:p></FONT></FONT></SPAN>

Thời báo Ấn Độ trích dẫn kết luận từ Viện nghiên cứu sức khỏe hàng đầu quốc gia: kích cỡ “cái ấy” của 60% đàn ông ở Mumbai nhỏ hơn cỡ trung bình quốc tế ít nhất 2,4 cm, 30% trong số còn lại thậm chí còn tồi tệ hơn: chênh lệch lên tới 5 cm.

 

Để có được kết quả này, Viện nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 1.400 nam giới thường lui tới các trung tâm kế hoạch hóa gia đình trên khắp cả nước. Nghiên cứu được tiến hành nhằm nâng cấp chất lượng sử dụng bao cao su, thông qua việc xác định kích cỡ chuẩn cho riêng nam giới Ấn Độ. Hiện nay tỷ lệ “áo mưa” bị vô hiệu hóa tại nước này đã lên tới 20%.

 

“Việc dùng bao cao su sai kích cỡ, quá rộng hoặc quá chật, dẫn tới tăng nguy cơ tuột, rách. Điều này gián tiếp tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS” - trích lời tiến sĩ Chander Puri, Giám đốc Viện nghiên cứu sức khỏe sinh sản quốc gia.

 

Theo thống kê của Liên hợp quốc, với 5,7 triệu người mắc bệnh, Ấn Độ hiện là quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV-AIDS cao nhất thế giới.

 

 

TV

Theo AFP