Bác sỹ thú y kể chuyện “cười ra nước mắt” đỡ đẻ... chó mèo

(Dân trí) - Có những thú cưng được chủ nhân coi như thành viên trong gia đình, cưng chiều hết mực, khi sinh xong được cả họ hàng nội ngoại hai bên... đi ô tô đến đón. Thậm chí, nhiều người cẩn thận còn mời thầy làm lễ, chọn giờ sinh đẹp để thú cưng “mẹ tròn con vuông” khi lâm bồn.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề bác sỹ thú y, bác sỹ Hải Đăng (Giám đốc bệnh viện thú y Hải Đăng) cho biết, đã thực hiện đỡ đẻ cho hàng nghìn ca bệnh chó mèo. Trong đó, nhiều trường hợp cho đến giờ vẫn khiến anh xúc động, không thể quên.

Có những thú cưng được chủ nhân coi như thành viên trong gia đình, cưng chiều hết mực, khi sinh xong được cả họ hàng nội ngoại hai bên đi ô tô đến đón. Thậm chí, nhiều người cẩn thận còn mời thầy làm lễ, chọn giờ sinh đẹp để thú cưng “mẹ tròn con vuông” khi lâm bồn.

Thông thường một chu kỳ mang thai của chó mèo sẽ kéo dài trong khoảng 60 ngày. Trong suốt thời gian này, chó mèo cũng sẽ được thăm khám, siêu âm để theo dõi thai kỳ.
Thông thường một chu kỳ mang thai của chó mèo sẽ kéo dài trong khoảng 60 ngày. Trong suốt thời gian này, chó mèo cũng sẽ được thăm khám, siêu âm để theo dõi thai kỳ.

Bác sỹ Đăng cho hay, đỡ đẻ cho chó mèo khó hơn so với người bởi chúng không thể nói tình trạng của mình. Do đó, bác sỹ phải tự cảm nhận, dựa vào kinh nghiệm để có hướng điều trị phù hợp. Thông thường một chu kỳ mang thai của chó mèo sẽ kéo dài trong khoảng 60 ngày.

Trong suốt thời gian này, chó mèo cũng sẽ được thăm khám, siêu âm để theo dõi thai kỳ. Đến ngày sinh nở, những trường hợp nào đẻ khó, cần can thiệp bác sỹ sẽ tiến hành mổ lấy thai, thậm chí những chú chó, mèo yếu, sinh thiếu tháng cũng sẽ được nằm lồng ấp, thở máy… như người.

Bác sỹ Đăng cho hay, đỡ đẻ cho chó mèo khó hơn rất nhiều so với người bởi chúng không thể nói tình trạng của mình.
Bác sỹ Đăng cho hay, đỡ đẻ cho chó mèo khó hơn rất nhiều so với người bởi chúng không thể nói tình trạng của mình.

Bác sỹ Đăng nhớ nhất là trường hợp cách đây 3 năm, vào tháng 6/2016 anh nhận đỡ đẻ cho một chú chó thuộc giống Phốc Sóc (5 tuổi) của một gia đình hiếm muộn ở Cầu Giấy (Hà Nội). Chú chó được chủ nhân rất yêu thương và coi như con đẻ. Đây là một trường hợp rất đặc biệt bởi chú chó này phải tiến hành thụ tinh nhân tạo nhiều lần mới thành công.

Trong suốt quá trình mang thai, chú Phốc Sóc được gia đình đưa đi thăm khám, theo dõi siêu âm định kỳ rất cẩn thận. “Lần đó, tôi nhớ chú chó chỉ mang thai 1, sức khỏe yếu nên gia đình chăm chút lắm, đến nỗi khi chú chó chuẩn bị lâm bồn người chủ này cũng mời thầy làm lễ chọn giờ sinh và ngày sinh đẹp mới tiến hành mổ lấy thai cho an tâm”, bác sỹ Đăng kể.

Chuyện đi chăm thú cưng đẻ cũng có nhiều câu chuyện xúc động. Trong đó, không ít gia đình, “ăn trực, nằm chờ”, thức trắng đêm ở bệnh viện chờ thú cưng “mẹ tròn con vuông”, vất vả không kém đi chăm “người đẻ”.

Cách đây vài năm, có một gia đình đưa chú chó Dachshund hay còn gọi là giống Lạp Xưởng, Xúc xích đẻ khó đến bệnh viện của anh. Chú chó chửa 5 thai nhưng có một thai cuộn tròn trong bụng nên mất rất nhiều thời gian mới đỡ đẻ thành công. Chính vì thế, khi sinh xong, chó mẹ bị mất sức, chưa có sữa, phải nằm phòng cách ly để điều trị. Lúc này, người chủ đang nuôi con nhỏ không ngần ngại vạch áo lên cho chó con bú trong sự ngạc nhiên, bất ngờ của các bác sỹ có mặt trong phòng.

Bác sỹ Hải Đăng có hơn 20 năm gắn bó với nghề bác sỹ thú y
Bác sỹ Hải Đăng có hơn 20 năm gắn bó với nghề bác sỹ thú y

Ngoài công việc đỡ đẻ cho chó, hơn 20 năm gắn bó với nghề bác sỹ thú y, bác sỹ Hải Đăng cho biết cũng chứng kiến rất nhiều câu chuyện bi hài trong nghề. Đó là câu chuyện về một đôi chó Phốc Hươu bị chủ nhân cho uống thuốc lắc nên cả đêm người cứ lắc lư theo điệu nhạc khiến người nhà phải đưa vào phòng khám nhập viện khẩn cấp.

“Lần đó, qua thăm khám ban đầu chúng tôi cũng không biết chó mắc bệnh gì nên chỉ định cho thuốc an thần và nằm điều trị tại viện để theo dõi. Điều lạ là, dù đôi chó trông rất tỉnh táo nhưng cả người cứ liên tục lắc lư theo điệu nhạc từ 8h tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Rất may, đến khoảng 5 giờ sáng, người nhà tỉnh thuốc nhớ ra chuyện nên phản ánh lại với bác sỹ để can thiệp kịp thời”, bác sỹ Đăng kể.

Không ít trường hợp chủ vì quá đau buồn khi thú cưng không qua khỏi mà khóc lóc, thảm thiết, thậm chí là ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên cũng có không ít người bỏ bê, thậm chí là vứt thú cưng ra ngoài đường khi phát hiện bị bệnh nặng.

Cho đến nay, điều khiến vị bác sỹ này ám ảnh nhất vẫn là điều trị cho những ca chó mèo bị ung thư hoặc tai nạn nặng. Đối với những trường hợp này thường phải phẫu thuật nhiều lần, dùng nhiều loại thuốc để điều trị nên vật nuôi thường rất đau đớn, khổ sở.

Dù nhiều năm trôi qua, nhưng cho đến bây giờ bác sỹ Đăng vẫn không quên được ánh mắt ám ảnh như cầu cứu giữ mạng sống của một chú chó bị người chủ bỏ rơi ngoài đường. Đó là vào dịp Tết năm 2015, một nhóm cứu hộ chó mèo mang một chú chó khoảng 15 tháng tuổi đến chữa trị.

Khi đến phòng khám, chú chó bị bỏ đói nhiều ngày nên bộ dạng lếch thếch, lấm lem bùn đất và sức khỏe rất yếu. Sau khi thăm khám, bác sỹ Đăng phát hiện chú bị ung thư di căn ở bụng rất nặng và cần phải tiến hành phẫu thuật gấp.

“Để cứu sống chú chó lầ điều rất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm, ca phẫu thuật được tiến hành ngay sau đó và thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chú chó qua đời sau đó không lâu. Cho đến giờ, ánh mắt của chú chó khi lần đầu tiên tôi gặp vẫn khiến tôi nhớ mãi, đó là một ánh mắt ngân ngấn lệ, van lơn sự giúp đỡ rất thương cảm… ”, bác sỹ Đăng xúc động nói.

Hiệp Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm