8 “bí kíp” giúp trẻ hứng thú với bữa ăn

Trẻ con thường hay mải chơi có khi quên ăn. Cũng có bé rơi vào tình trạng biếng ăn, sợ ăn khiến bố mẹ phải đau đầu, làm đủ trò hay nịnh nọt chỉ để con ăn vài miếng cháo. Vậy, làm thế nào để các bé vui vẻ, hào hứng hơn với các bữa ăn? Các mẹ có thể áp dụng các “bí kíp” dưới đây.

1. Cho bé đi chợ/ siêu thị cùng bố mẹ, để bé lựa chọn thực phẩm mà bé thích

Bé sẽ rất thích thú khi được bố mẹ cho tham gia vào việc đi chợ hay siêu thị. Bé còn có thể tự tay lựa chọn các loại thực phẩm mà bé thích. Qua đó, bé cũng có cơ hội để hiểu biết thêm về các loại rau, thịt. Bố mẹ có thể gợi ý ngay các món ăn theo khẩu vị của bé hoặc một món ăn mới, chắc chắn bé sẽ rất háo hức khi vào bữa ăn.

2. Cho bé tham gia chuẩn bị món ăn

Đối với trẻ con được giao nhiệm vụ thì bé sẽ rất hào hứng. Tùy vào độ tuổi của bé mà bố mẹ cho bé tham gia vào công việc chuẩn bị bữa ăn: nhặt rửa rau, bóc hành, luộc trứng, sắp bát đũa, học dùng dao kéo,… Đây là một cách hay để bé có thể rèn luyện một số kĩ năng để khéo léo hơn. Bạn sẽ ngạc nghiên khi thấy bé cực ngon miệng khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.

3. Chuẩn bị bộ thìa, bát, đĩa, hộp cơm “đặc biệt”

Trẻ con có những nhân vật hoạt hình hoặc màu sắc yêu thích rõ rệt nên bố mẹ có thể chuẩn bị cho con bộ bát đĩa theo sở thích của bé. Hoặc chuẩn bị một hộp cơm đặc biệt có các ngăn đựng thức ăn khác nhau để tạo sự mới mẻ giữa các bữa ăn. Hay cầu kì hơn có thể có bộ bát đĩa theo các thứ trong tuần.

4. Trang trí món ăn

Mẹ đã mất công nấu ngon thì cũng bớt thêm chút thời gian để trang trí món ăn trở nên bắt mắt hơn đối với trẻ. Mẹ có thể biến các món ăn thành các hình thù đáng yêu như ốp trứng thành hình ông mặt trời, rau xanh thành cái cây, cà rốt tỉa bông hoa, hay chỉ là hình mặt cười trên bát cơm,… Món ăn trở nên sinh động thì bé cũng sẽ cho chúng vào bụng ngon lành.

Chuẩn bị hộp cơm với những hình ảnh ngộ nghĩnh khiến bé hứng thú với bữa ăn hơn.
Chuẩn bị hộp cơm với những hình ảnh ngộ nghĩnh khiến bé hứng thú với bữa ăn hơn.

5. Cho bé ăn bốc

Trẻ đang ở giai đoạn phát triển thị giác và xúc giác nên khi bé lười cầm thìa hay đũa thì bố mẹ cũng cứ để con tự nhiên ăn bốc. Thậm chí bố mẹ cũng chủ động dạy con ví dụ món này con có thể cầm tay ăn thì sẽ ngon hơn. Một thay đổi nhỏ thôi cũng có thể làm con thấy ngon miệng hơn. Nhưng bố mẹ chú ý nhắc bé nhớ rửa tay thật sạch trước khi ăn để tránh nhiễm vi khuẩn vào bụng nhé!

6. Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ

Bố mẹ cũng nên nắm vững các kiến thức cơ bản để mỗi bữa ăn của con đều có phép tắc nhưng vẫn thoải mái: Giờ giấc ăn uống cố định; Bé ngồi ghế ăn, không xem ti vi hay máy tính, điện thoại; Bố mẹ không làm trò, không nịnh nọt, không dọa dẫm để con ăn;nhưng đặc biệt vẫn nên khích lệ con kịp thời khi con ăn ngoan. Bé sẽ rất thích và luôn cố gắng phát huy để được khen nhiều hơn.

7. Cho bé ăn cùng cả nhà

Bữa cơm gia đình mang lại cảm giác đầm ấm, vui vẻ nhờ đó bé ăn ngon hơn. Bố mẹ có thể dỗ dành con bằng những “cuộc thi ăn nhanh” nho nhỏ. Để bé ăn cùng gia đình, bé cũng sẽ bắt chước người lớn ăn những đồ ăn mới và phong phú hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ phát triển các giác quan và trí não tốt hơn.

8. Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé

Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh sẽ giúp kích thích thèm ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Bạn có thể bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng các loại sữa chua kích thích tiêu hóa vào các bữa ăn phụ của trẻ.

Hay bổ sung men, enzym tiêu hóa (như α- Amylase, Protease, Lactase, Lipase), các vitamin (vitamin nhóm B-1,2,6,12; vitamin C; vitamin D), sữa non (Colostrum) và các khoáng chất cần thiết (kẽm, selene…) cho cơ thể. Những chất này giúp tăng cường tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Các chất này có thể được bổ sung qua các loại thực phẩm hoặc có đầy đủ trong một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bé ăn ngon được phân phối rộng rãi trên thị trường.

Để các bữa ăn không còn là một “cuộc chiến” giữa mẹ và con thì không phải là quá khó phải không nào các mẹ? Chỉ cần các mẹ đủ kiên nhẫn, tôn trọng ý kiến của con và đặc biệt là áp dụng các “bí kíp” trên. Dần dần các con sẽ hiểu ra rằng ăn không chỉ để mẹ vui mà còn là nhu cầu để không bị đói. Hơn nữa con cũng sẽ nhận ra bữa ăn là khoảng thời gian mà cả gia đình vui vẻ, gần gũi nhau.

8 “bí kíp” giúp trẻ hứng thú với bữa ăn - 2

Út Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm