Bạn đọc viết:
Xu hướng bạo lực sân cỏ tại Việt Nam
(Dân trí) - Không quá khó để nhìn thấy xu hướng bạo lực sân cỏ tại Việt Nam. Nó giống như các hình ảnh của bóng đá Châu Âu những năm 80 tại Anh, Pháp, .... và hình ảnh tại các nước Nam Mỹ hiện nay.
Ảnh minh họa (nguồn ảnh: internet)
Nó giống như các hình ảnh của bóng đá Châu Âu những năm 80 tại Anh, Pháp, .... và hình ảnh tại các nước Nam Mỹ hiện nay.
Lý do là:
1. Áp lực thành tích và sự cuồng nhiệt từ khán giản.
2. Sự văn minh của khán giả và cầu thủ.
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh từ "Văn minh". Tức là các cầu thủ được giáo dục tốt, khán giả thì có ý thức cao nhờ giới truyền thông liên tục vận động trong một môi trường văn minh quốc gia ngày càng đi lên.
Các CLB bóng đá Anh từng bị cấm thi đấu quốc tế 5 năm tại Châu Âu vì nạn holigan.
Sau đó, giải ngoại hạng ra đời và BTC đã có những bước đi mạnh mẽ, cách tân. Kết quả là 5 năm bị "cấm vận" đó không làm bóng đá Anh yếu đi mà trở thành giải đấu hấp dẫn nhất thế giới về mọi mặt, trong đó có văn minh.
Một trong những điều không tưởng mà bóng đá Anh đã làm sau nạn holigan là "Kéo khán đài về sát với sân bóng, cầu thủ và gỡ bỏ hàng rào bảo vệ".
Ảnh minh họa (nguồn ảnh: internet)
- Phần nhiều khán giả đến sân bóng là khán giả chân chính, vì vậy, cần tạo ĐK để họ gần gũi cầu thủ hơn. Qua đó, họ thông cảm hơn và cầu thủ cũng thấy được chia sẻ. Cầu thủ ở quá gần khán giả nên họ biết mọi pha bóng bạo lực sẽ bị phát hiện ngay.
- BTC liệt kê danh sách những holigan và bị cấm cửa tại các sân bóng (kiểm tra ID).
- BTC tiến hành truyền thông về cái hay, cái đẹp, điều nên làm ở sân bóng thay vì liên tục đưa tin về bạo lực.
Hiện nay, khi đội nhà chơi quá dở, khán giả Anh có thể bỏ về nhưng họ không bao giờ bỏ rơi khi cầu thủ cố gắng. Tôi nhớ như in hình ảnh các đội bóng xuống hạng. Nhiều cổ động viên ngồi trên sân, liên tục vỗ tay và khóc sướt mướt.
Bùi Đức Quốc
email: teobanme@yahoo.com