Vụ án 194 phố Huế: Độc giả “xả” bức xúc

(Dân trí) - Bức xúc trước cách trả lời “nhẹ như lông hồng” về lý do dẫn đến sai phạm của Chi cục Thi hành án (THA) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hàng trăm độc giả đã gửi phản hồi về Dân trí.

Vụ án 194 phố Huế: Độc giả “xả” bức xúc  - 1
Có nhiều nội dung trái sự thật tại Công văn số 83 được Thi hành án quận Hai Bà Trưng báo cáo cấp trên. Nhưng ông Trịnh Ngọc Chung lại "đổ lỗi" là nhầm do đánh máy. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
 
Điệp khúc... đổ lỗi
 

“Tại sao một cán bộ lãnh đạo THA mà lại trả lời là lỗi đánh máy nhầm? Chẳng lẽ trước khi ký văn bản ông ấy không đọc hay sao, hay đằng sau những lỗi đó là những 'vết đen' nên không ai dám đối mặt...” - Ngoc tâm ngoctâczng@yahoo.com tỏ ý nghi vấn.

 

Gay gắt hơn, nick Người Hà Nội nguoihanoi@nguoihn.com.vn viết:  “Đánh máy nhầm “sơ ý làm chết người” thành “cố ý làm chết người” - liệu có khi nào cơ quan pháp luật xảy ra lỗi này không nhỉ? Nếu án đã được thi hành với lỗi đánh máy “cố ý làm chết người” thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?

 

Không chấp nhận những lý do “trên trời” khiến không ít gia đình đã lâm cảnh “dở khóc dở cười”, Mai Hưng phienbanbaggio@yahoo.com nhấn mạnh: “Không thể đổ lỗi cho sai lầm trong việc đánh máy được. Sai lầm ngày tháng là sai lầm dễ nhận thấy nhất, không thể nào biện minh. Nhà tôi cũng đã từng điêu đứng và tốn kém nhiều tiền bạc cho cái kiểu bỗng dưng có nguy cơ mất nhà chỉ vì mấy cái nhầm lẫn kiểu này”.

 

Dù đồng ý với lý do đánh máy cũng có lúc nhầm, nhưng Hoàng Trung trungtuongdien@yahoo.com nêu rõ: “Tôi đồng ý đánh máy thì vẫn có thể nhầm, thậm chí tôi đã có lần đánh máy xong, đọc kiểm tra, in ra kiểm tra lại vẫn bị nhưng đó chỉ là nhầm... chính tả, còn nhầm về nội dung thì chưa bao giờ. Tôi nghĩ một văn bản được ban hành thì phải được người thảo nội dung kiểm tra trước khi trình lãnh đạo ký, mà lãnh đạo ký thì cũng phải đọc chứ không bao giờ đưa lên gì thì ký đấy. Vì vậy, theo tôi cần làm rõ chuyện nhầm lẫn về nội dung của văn bản này: Lỗi nhầm văn bản phát hiện từ khi nào, khi phát hiện có thông báo bằng văn bản thay thế hay không, trách nhiệm xử lý thế nào?”

 

“Trên bảo dưới không nghe”

 

“Hệ thống pháp luật mà cứ như thế này có mà... Trên có quyết định huỷ dưới vẫn cứ làm, mà làm tới cùng, như vậy công lý sẽ ra sao? Theo tôi, vụ này công an cần làm tới cùng, đúng người, đúng tội. Ai làm sai thì phải xử thật nghiêm  mới được. (Dư luận đặt nhiều dấu hỏi: vì sao ngôi nhà 194 phố Huế có vị trí quá đắc địa chỉ được đem đấu giá có trên 31 tỷ đồng?) Tôi là người dân, đọc qua cũng thấy trong vụ này có quá nhiều vấn đề khuất tất cần được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ” - NamPhong hoangphuong@yahoo.com bày tỏ.  

 

“Một ông Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự THA dân sự (vẫn bé tẹo) mà cả gan bất chấp các quyết định của cơ quan nghiệp vụ cấp trên thì cần phải xem xét lại động cơ của ông Chung. Ai đứng đằng sau những người ra quyết định cưỡng chế? Trách nhiệm của ông Chung tới đâu, liệu các sai phạm này đã phải khởi tố hình sự chưa? Mong công luận làm sáng tỏ vụ việc, đừng để chìm xuồng” Hoàng hide.acc@gmai.com viết. 

 

Cần xử lý nghiêm

 

“Đề nghị báo đài làm rõ sai phạm của THA dân sự để Tổng Cục THA Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC vào cuộc xem xét và đưa ra phán quyết đúng đắn nhất về vụ việc, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và trách nhiệm của ông Trịnh Ngọc Chung trong sự việc này. Đối với người dân tham nhũng một vài chục tỷ thì tù 20-30 năm vậy. Ông Chung giải quyết vụ việc ảnh hưởng cuộc sống người dân và khuất tất trong quá trình đấu giá ngôi nhà mấy trăm tỷ thì là không có ảnh hưởng gì sao?... ” - Trần Hoàng Long longthvn@yahoo.com nêu.

 

Nguyễn Văn Cường cuongnv84@gmail.com nói: “Tôi rất hoan nghênh báo Dantri có những bài phóng sự điều tra tích cực như vụ này. Việc làm này của báo Dantri góp phần vào đấu tranh chống tiêu cực và bảo vệ quyền lợi của người dân. Rất mong các cơ quan chức năng quan tâm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của dân, đem lại công bằng cho mọi người.

 

Trần Bách (tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm