Bạn đọc viết

Văn hóa từ chức chính là văn hóa của quan chức

(Dân trí) - Dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), trong đó vấn đề “từ chức” đang được bàn thảo trên bàn nghị sự không chỉ tạo ra hiệu ứng lan truyền tới cử tri cả nước, mà trở thành chủ đề bàn luận tâm điểm từ quán trà đến công sở.



Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Thật ra, ở các nước tiên tiến việc từ chức của các quan chức và chính khách gần như là một nét vănhóa: “vănhóa từ chức”. Một khi họ cảm thấymình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì sẽ từ chức. Họ coi “văn hóa từ chức” là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí.

Còn ở xứ ta, ngẫm lại đúng là không khỏi trăn trở suy nghĩ. Bởi như phản ánh của truyền thông, hầu như ngày nào cũng xảy ra sự cố ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nào tai nạn giao thông, tai biến y khoa bất thường, tai nạn lao động… rồi cả tham ô, tham nhũng…Vậy nhưng, hình như chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm hay giải trình trước công chúng. Tất cả đều rơi vào sự im lặng!?

Đúng là dù sao đi nữa thì văn hóa từ chức ở ta vẫn có một khoảng cách về hành xử của những người làm quản lý. Thế nên đã đến lúc chúng ta cũng cần phải nói về “văn hóa từ chức”

Để làm được điều này theo tôi cần: Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về “văn hóa từ chức”, trong đó cần khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.

Đặc biệt đối với chính bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.

Chúng ta từng nói văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, “văn hóa từ chức” cũng chính là biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Mong rằng, hành động từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong hoạt động công vụ ở nước ta.

Minh Tư- mtu.tdh@moet.edu.vn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm