Tốc độ tăng giá + thu Phí, Phạt: Ngạc nhiên chưa!

(Dân trí) - Tháng Tư mùa hoa loa kèn thật dễ thương… Nhưng dân tình chưa kịp hoàn hồn sau màn tăng giá xăng mới nhất, bất ngờ, cực kỳ ngoạn mục, đã lại buốt ruột sốt gan lo án phạt lơ lửng trên đầu khi chiếc xe khốn khổ vẫn chưa vượt qua được “ải chính chủ”.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Quay cuồng với nghị định, thông tư

 

So sánh với vụ việc thư gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị mà cũng bị “ngâm” tới 30 ngày, Pham Hien phamhien76@gmail.com càng giật mình trước tốc độ của đà tăng giá xăng dầu (điện còn đang "đe"), của quyết tâm đưa các quy định, nghị định về thu Phí và Phạt vào cuộc sống:

 

“Các bác làm gì thì cũng cho dân thở một chút… Dân phải lo chạy ăn từng bữa, từng ngày chứ có rảnh như các bác đâu mà vội vàng thế?”

 

Nhan ducnhandesign@gmail.com ca tiếp điệp khúc “nỗi khổ chẳng của riêng ai”:

 

“Dân ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm lại thấp thỏm lo đóng phí, đóng phạt. Thật khổ cho người dân chúng tôi quá các "ông lớn” ơi!”

 

Nguyen Xuan Hoan xuanhoanhh@yahoo.com nhấn mạnh:

 

“Đúng là những chính sách chỉ làm khổ người dân thôi, đặc biệt là người nghèo. Tôi xin hỏi mục đích của việc phạt xe không chính chủ là gì? Đi xe không chính chủ thì sẽ gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng tới an toàn giao thông hay sao mà phải phạt người dân?”

 

Nguyễn Tiến Dũng dung63tn@gmail.com nêu rõ:

 

“Tôi thấy quá bất cập về các loại phí. Thu phí bảo trì đường bộ nhưng không xóa trạm thu phí. Văn bản quản lý thì bất cập, không đồng bộ. Chỉ khổ người dân thôi! Công nhân viên thì lương không tăng mà hiện nay đang giảm, và còn nhiều người thất nghiệp thì nuôi bản thân đã khó, lại còn phải nộp quá nhiều loại phí? Hết phí theo quy định của Trung ương lại tới phí địa phương, rồi các khoản đóng góp ở địa phương, nơi cư trú, các tổ chức xã hội vận động quyên góp...”

 

Kim Thư kimthu85@yahoo.com nhắc lại thông điệp chung:

 

“Quy định ngày càng nhập nhằng, chồng chéo, chỉ khiến cho dân hoang mang và mất lòng tin không chỉ vào các cấp quản lý, mà cả vào cuộc sống. Miếng cơm manh áo đã ngày càng khó kiếm, tại sao còn đủ thứ quy định luật vô lý để làm dân thêm khổ? Quy định xe chính chủ đã tạo ra quá nhiều tranh cãi và bất bình, vậy mà vẫn khăng khăng thực hiện? Thiệt là không còn gì để nói nữa!”

 

Nick Người dân khốn khổ nguoidepbatu1484@yahoo.com đào sâu thêm nỗi chán chường:

 

“Cuối cùng chỉ khổ người dân, một vai phải gánh bao nhiêu thứ. Quay cuồng với các thông tư, nghị định, luật này, luật kia nhưng cũng không giải quyết được các vấn đề mấu chốt. Các nhà hoạch định chính sách cứ làm việc thế này thì xã hội làm sao mà phát triển được?”
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
Xăng dầu và điện là những mặt hàng có sức ảnh hưởng lớn tới số đông người dân và đời sống kinh tế xã hội

 

Quy trình hiểu ngược

 

Tình cảnh chung đúng như Bùi Trọng Nghĩa trongnghia_68@yahoo.com.vn tóm lược:

 

 “Đã là quy định của Nhà nước, của Chính phủ thì ta làm dân cứ thế mà thực hiện. Nhưng sao toàn những vị học cao hiểu rộng, bằng cấp đầy người, lại toàn do dân lựa chọn bầu ra thì làm sao lại nói họ không hiểu dân nhỉ??? Nếu không sao chỉ khiến dân ngày càng thêm bức xúc? Như vậy thì có phải là chính các vị đang đi trái với quy luật chung không???”

 

Biết là vậy nhưng rất nhiều người dân hiện vẫn có chung nỗi băn khoăn, thắc mắc như ChienHM hoangminhchien@gmail.com bày tỏ:

 

“Nói tóm lại là quá loằng ngoằng, không hiểu nổi như thế nào? Văn bản có hiệu lực rồi mà vẫn họp lên họp xuống, rồi lại sửa đổi, vá lỗi này nọ. Người dân lo cơm áo gạo tiền đã không thở nổi rồi, nay còn lo cho phương tiện đi lại nữa. Nghĩ mà bủn rủn chân tay!!!”

 

Hải Nam hainam@gmail.com viết tiếp về hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác của người tiêu dùng trước các chiêu “làm giá” của những ông lớn xăng dầu, điện…

 

“Lại tăng giá xăng dầu, cho đến bao giờ người dân chúng tôi mới hết khổ đây? Quá bức xúc rồi đó! Cứ nói làm ăn thua lỗ rồi tăng hết cái này, cái nọ. Như thế là chỉ nhằm vào túi nhân dân đó thôi. Tại sao những cái ý kiến… vô lý đó mà vẫn được cấp quản lý chấp nhận thế nhỉ?”

 

Hùng nguyenmanhhunghd88@gmail.com cảnh báo:

 

“Sao nước ta có điện bán cho nước ngoài, mà vẫn thiếu hụt điện trong nước? Nói chưa tăng nay, còn mai thì sao? Cứ tình trạng mập mờ thế này sẽ chỉ càng khổ người dân mà thôi!”

 

Nick Lexus lexustrieu@yahoo.com.vn đào sâu "hố" nghi ngờ về nguy cơ dân tiếp tục sốc:

 

“Nói trong vòng tháng 4 sẽ không tăng, nhưng sau  tháng 4 liệu có… tăng nhẹ hay lại như "cơn sóng thần” giá xăng dầu vừa qua nhỉ?!?!?!”

 

Mạnh davisvios@yahoo.com nêu kinh nghiệm nhỡn tiền:

 

"Đại diện Bộ Công Thương khẳng định: ít nhất trong tháng 4 chưa có kế hoạch tăng giá điện". Đúng vậy trong tháng 4 chưa tăng giá điện, nhưng từ tháng 5 làm cú tăng "sốc" như giá xăng hoặc hơn thế nữa cho dân "giật mình" luôn thể. Hoặc để đến cuối năm tăng một nhát 50% cho người dân bị… "điện giật" luôn coi sao?”

 

TB thaibinh1212@yahoo.com xem biểu hiện, đoán… chương trình:

 

“Rồi! Vậy là giá điện chắc đang chuẩn bị tăng?”

 

Nguyễn Phi Công thpnhl@gmail.com chốt lại vấn đề ở quy trình ngược:

 

“Dân Việt ta giờ phải tự hiểu rằng : khi Bộ Công Thương nói sẽ không tăng, nghĩa là vài hôm nữa sẽ tăng. Đành phải hiểu ngược lại như thế!”

 

Biết vậy nhưng Trần Minh Hương minhhuongtt78@yahoo.com.vn vẫn không nén được câu hỏi đầy chua xót:

 

“Năm nào cũng thấy Bộ Tài chính, Bộ Công Thương… đưa ra những quyết định tăng giá xăng dầu, điện, nước. Lúc nào cũng thấy câu nói: vì dân, lo cho dân, chống lạm phát..... Xin hỏi các ông Bộ này đã bao giờ xách đồng lương từ 3 triệu đến 5 triệu đi chợ mua lương thực, thực phẩm. Rồi nào còn khám bệnh, tiền học cho con, tiền thuê nhà, xăng xe đi lại ...... trong một tháng chưa?

 

Các quý ông thật sung sướng vì bao ưu tiên, ưu đãi… Chứ đâu giống như những người dân chúng tôi, mỗi lần nghe quyết định tăng giá nọ giá kia, thuế nọ phí kia rồi lại còn phải những lời lý giải và hứa hẹn… trên mây của các vị chức sắc, là lại càng lo lắng, sợ hãi hơn cho cuộc sống bấp bênh….  Quý ngài biết đâu người dân ngày càng mệt mỏi, bức xúc & chán chường với những nghị định thông tư, những lời giải thích theo kiểu cho qua chuyện, khỏa lấp đi những vấn đề dân cần biết rõ ràng và minh bạch.

 

Rồi dù có chỉnh sửa các quy định luật không phù hợp với thực tế, dân thấy các quý vị nếu có lấy ý kiến của dân thì cũng chỉ làm hời hợt cho qua chuyện mà thôi. Càng thấy rõ một điều là tiếng nói của người dân không hề có trọng lượng nào với quý vị. Vậy niềm tin của người dân chúng tôi đặt vào quý vị có còn được nữa không đây?”

 

Thôi thì đành phải cho rằng tất cả đều lỗi tại Dân. Và để có thể vui hơn một chút, chi bằng ta tự an ủi nhau: Cũng có cái được các ông Bộ thực thi khá tốc độ đấy chứ, ngạc nhiên chưa!

 

Kiều Anh