Bạn đọc viết
Thu về lại nhớ bài hát “Mùa thu ngày khai trường”
Cứ mỗi độ thu về, hoà chung không khí tưng bừng kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh 2 – 9 cuả toàn dân tộc, ngành Giáo dục & Đào tạo lại có thêm niềm vui náo nức của ngày khai trường. Biết bao lời ca tiếng hát được vang lên trong lễ khai giảng năm học mới, nhưng tôi ấn tựơng nhất vẫn là bài “Mùa thu ngày khai trường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Tôi được biết bài Mùa thu ngày khai trường từ khi còn là sinh viên trừơng sư phạm, và rất ấn tượng về giai điệu vui tươi cuả bài hát. Nhưng lúc đó bài hát có lời ca hơi khác, dành cho giáo viên nên chưa được nhiều công chúng “nhí” biết tới. Mãi đến năm 2004, khi được đi tiếp thu chương trình thay sách giáo khoa mới lớp 8 THCS, tôi thật bất ngờ khi Mùa thu ngày khai trường đuợc viết lời ca dành cho lứa tuổi thiếu nhi, và chính thức đưa vào chương trình dạy chính khoá môn Âm nhạc lớp 8 THCS. Vậy là ra đời từ năm 1980 nhưng bài hát bắt đầu được công chúng nhỏ tuổi biết đến từ đó. Và hàng năm, cùng với tiếng trống trường rộn rã là giai điệu “Mùa thu ngày khai trường” lại vang lên đón chào năm học mới.
Bài hát viết ở thể 2 đoạn đơn, giọng Đô trưởng. Với nét nhạc tươi vui, sôi nổi náo nức, khiến người nghe như được lây niềm sung sướng phấn khởi cùng những trẻ em đang nhảy chân sáo tung tăng đến trường.
“Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè, dịu đi những tiếng ve, còn vương trên vòm cây xanh lá. Mùa thu sang đẹp quá! Xao xuyến bao tâm hồn, vui tiếng trống tựu trường, trong tiếng hát muà thu.”
Mở đầu, với tiết tấu nhanh, dồn dập gồm 1 loạt móc đơn xen chùm 1 móc kép nối liền 2 móc đơn, ta đã thấy nét nhạc như mô tả lại nhịp trống khai trường, xua tan đi những ánh nắng gay gắt của mùa hè, làm ngưng đọng tiếng ve còn sót lại trên những vòm lá. Tiết tấu nhanh, dồn dập như tiếng trống trường giục giã bước chân em. Đôi chỗ có điểm thêm dấu chấm dôi tạo cảm giác như lưu luyến những ngày hè sôi động, nhưng rồi lại được cuốn đi ngay bởi sự thúc giục rộn rã cuả tiếng trống khai trường. Ta như thấy đâu đây, xen lẫn tiếng trống trường rộn rã ấy là lời Bác Hồ trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường” năm xưa vang vọng “... Ngày hôm nay là ngày khai trừơng... Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt Bác cảnh nhộn nhịp tưng bừng cuả ngày mở trường khắp nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ, vì sau mấy tháng nghỉ học, các cháu lại được gặp thầy, gặp bạn...”
Cả đoạn A của bài hát gồm 2 câu, đều có giai điệu bình ổn (chỉ có các nốt nhạc mi, đô, son, rê, pha và cuối câu 2, cũng dừng lại ở nốt đô ( âm chủ). Nhưng sang đến đoạn B, 4 câu nhạc như được bay vút lên một cao độ hoàn toàn mới. Mùa thu vốn rất đẹp trong thơ ca và âm nhạc. Mùa thu lại càng đẹp trong sắc cờ hoa của không khí mừng ngày Tết độc lập. Và mùa thu trong em càng đẹp hơn khi em được cùng bạn cắp sách đến trường.
Nếu như tiết tấu nhanh, sôi động cuả đoạn A diễn tả không khí tưng bừng cuả ngày khai trường, thì đoạn B, tiết tấu đen chấm dôi đi liền với móc đơn (đảo phách), được lặp lại nguyên xi ở cả 4 câu, tạo nên nét nhí nhảnh trẻ trung phù hợp với ca từ cuả bài. Nốt son, đố vẫn được lấy lại, ứng với ca từ mùa thu trong câu “Mùa thu ơi mùa thu! Muà đi xây những ước mơ. Tung bay màu khăn thắm, rực rỡ trên vai em” Vâng, em đến trường là học được bao điều hay cuả tri thúc nhân loại. Em đến trường là chắp cánh những ước mơ tươi đẹp, đi xây dựng đất nước mai sau. Màu khăn thắm trên vai em là góc lá cờ Tổ Quốc, em rất tự hào được mang trên vai màu khăn ấy .Vẫn tiết tấu chủ đạo của đoạn B, có xê dịch đôi chút về độ cao (từ nốt xi ở câu 3 sang nốt pha ở câu 4 tạo sự lắng laị đôi chút để rồi bay vút lên cao độ đố, rế mí rồi kết về đô), sang đến câu tiếp theo, lời ca được lặp lại “Mùa thu ơi muà thu...” nhưng lời em nói với muà thu ở câu sau lại thể hiện rõ hơn niềm vui ngày khai trường “mùa thơm trang sách mới”. Và tiếng hát ngày khai trường trong veo cất lên, bay lên cùng lá cờ Tổ Quốc, trong sáng như trời thu xanh cao thăm thẳm. “Tiếng hát ngày khai trường, trong sáng như trời thu” ấy đã kết thúc bài hát bằng một nét nhạc vui tươi phấn khởi. Em bay lâng lâng trong niềm vui sướng được cắp sách đến trường, đón nhận kho tri thức mới cuả nhân loại. Rồi đây, em sẽ làm chủ đất nước đúng như mong muốn của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu...”
Tác giả Vũ Trọng Tường vốn là một nhà giáo. Lúc viết bài hát này (1980), ông đang công tác tại Phòng giáo dục quận Ba Đình. Ông kể: Năm 1980, khi dự lễ khai giảng ở trường Mạc Đĩnh Chi (Quận Ba Đình). Lúc đó ông cùng một số vị khách nữa ngồi trên hàng ghế đại biểu. Vì sân khấu hơi chật nên chỗ ngồi cuả ông gần vị trí đặt trống quá. Khi cô giáo Tường Anh (hiệu trưởng nhà trừơng) lên đánh trống khai giảng, tất cả đều giật mình. Chính tiếng trống làm Vũ Trọng Tường “giật mình” ấy đã tác động đến nhạc sĩ, và một “tứ” nhạc chợt nảy ra. Ngay lúc ấy, ông đã viết được 2 câu đầu tiên. Lúc đó là có ý định viết tặng các thầy cô giáo nên lời ca của câu thứ 2 là “ Muà thu sang đẹp quá xao xuyến bao tâm hồn , vui tiếng trống tựu trường, trang giáo án đầu tiên”. Sau đó, khi xong lễ khai giảng, nhạc sĩ có đi dạo quanh sân trường Mạc Đĩnh Chi và các nét nhạc của đoạn B đựợc tiếp tục hoàn thành với ca từ câu thứ 6 là “Xôn xao niềm vui mới, người giáo viên nhân dân”. Về nhà, ông chỉnh sửa lại đôi chút, và bài “Mùa thu ngày khai trường” dành tặng các thầy cô giáo đã ra đời.
Năm 1982, ngành giáo dục Hà nội mang bài hát này đi dự Hội diễn ngành giáo dục toàn quốc ở Huế và được các thầy cô giáo rất yêu thích. Nhưng có một lần, ông đến Toà soạn Báo Thiếu niên tiền phong, Ban biên tập âm nhạc bèn đề nghị ông sửa lời cho phù hợp với tuổi thơ. Ông liền sửa ngay taị toà soạn. Và ca từ “Trang giáo án đầu tiên” được sửa là “Trong tiếng hát muà thu”; còn ca từ “Xôn xao niềm vui mới, người giáo viên nhân dân” được sửa thành “ Tung bay màu khăn thắm, rực rỡ trên vai em”. Bài hát được chính thúc dành cho thiếu nhi từ đó. Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường còn cho biết thêm: Khi ông sáng tác xong, có một số đồng nghiệp “chê” chỗ đảo phách của đoạn 2 được lặp nhiều quá. Nhưng ông cứ để nguyên như vậy xem sao (vì ý tưởng sáng tác cuả ông là để đảo phách sẽ tạo nên nét vui tươi nhí nhảnh hơn). Và quả thật, chính chỗ đảo phách ấy lại làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền, được các em đón nhận nhiệt tình.
Đã nhiều năm qua đi, mỗi dịp khai trường, ta lại được nghe biết bao lời ca tiếng hát cuả các em cất lên, nhưng “Mùa thu ngày khai trường” vẫn thật sự là bài hát hay, có ý nghĩa trong dịp khai gỉang năm học mới. Cùng với nhiều bài hát hay viết cho thiếu nhi về đề tài thầy cô và mái trường,
“Mùa thu ngày khai trường” thật sự là món quà có ý nghĩa đối với ngành giáo dục mỗi dịp năm học mới bắt đầu. Bây giờ, nhiều cơ sở giáo dục đã dùng tiếng kẻng, tiếng chuông làm hiệu lệnh thay cho tiếng trống, nhưng tiếng trống trường thân thương vẫn luôn là một nét đặc trưng, đi vào lòng nhiều thế hệ học sinh. Và mỗi khi nghe tiếng trống trường vang lên, ta lại nhớ câu hát “tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè...” cuả bài hát Mùa thu ngày khai trường./.
Thu về lại nhớ bài hát “Mùa thu ngày khai trường”
Cứ mỗi độ thu về, hoà chung không khí tưng bừng kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh 2 – 9 cuả toàn dân tộc, ngành Giáo dục & Đào tạo lại có thêm niềm vui náo nức của ngày khai trường. Biết bao lời ca tiếng hát được vang lên trong lễ khai giảng năm học mới, nhưng tôi ấn tựơng nhất vẫn là bài “Mùa thu ngày khai trường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Tôi được biết bài Mùa thu ngày khai trường từ khi còn là sinh viên trừơng sư phạm, và rất ấn tượng về giai điệu vui tươi cuả bài hát. Nhưng lúc đó bài hát có lời ca hơi khác, dành cho giáo viên nên chưa được nhiều công chúng “nhí” biết tới. Mãi đến năm 2004, khi được đi tiếp thu chương trình thay sách giáo khoa mới lớp 8 THCS, tôi thật bất ngờ khi Mùa thu ngày khai trường đuợc viết lời ca dành cho lứa tuổi thiếu nhi, và chính thức đưa vào chương trình dạy chính khoá môn Âm nhạc lớp 8 THCS. Vậy là ra đời từ năm 1980 nhưng bài hát bắt đầu được công chúng nhỏ tuổi biết đến từ đó. Và hàng năm, cùng với tiếng trống trường rộn rã là giai điệu “Mùa thu ngày khai trường” lại vang lên đón chào năm học mới.
Bài hát viết ở thể 2 đoạn đơn, giọng Đô trưởng. Với nét nhạc tươi vui, sôi nổi náo nức, khiến người nghe như được lây niềm sung sướng phấn khởi cùng những trẻ em đang nhảy chân sáo tung tăng đến trường.
“Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè, dịu đi những tiếng ve, còn vương trên vòm cây xanh lá. Mùa thu sang đẹp quá! Xao xuyến bao tâm hồn, vui tiếng trống tựu trường, trong tiếng hát muà thu.”
Mở đầu, với tiết tấu nhanh, dồn dập gồm 1 loạt móc đơn xen chùm 1 móc kép nối liền 2 móc đơn, ta đã thấy nét nhạc như mô tả lại nhịp trống khai trường, xua tan đi những ánh nắng gay gắt của mùa hè, làm ngưng đọng tiếng ve còn sót lại trên những vòm lá. Tiết tấu nhanh, dồn dập như tiếng trống trường giục giã bước chân em. Đôi chỗ có điểm thêm dấu chấm dôi tạo cảm giác như lưu luyến những ngày hè sôi động, nhưng rồi lại được cuốn đi ngay bởi sự thúc giục rộn rã cuả tiếng trống khai trường. Ta như thấy đâu đây, xen lẫn tiếng trống trường rộn rã ấy là lời Bác Hồ trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường” năm xưa vang vọng “... Ngày hôm nay là ngày khai trừơng... Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt Bác cảnh nhộn nhịp tưng bừng cuả ngày mở trường khắp nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ, vì sau mấy tháng nghỉ học, các cháu lại được gặp thầy, gặp bạn...”
Cả đoạn A của bài hát gồm 2 câu, đều có giai điệu bình ổn (chỉ có các nốt nhạc mi, đô, son, rê, pha và cuối câu 2, cũng dừng lại ở nốt đô ( âm chủ). Nhưng sang đến đoạn B, 4 câu nhạc như được bay vút lên một cao độ hoàn toàn mới. Mùa thu vốn rất đẹp trong thơ ca và âm nhạc. Mùa thu lại càng đẹp trong sắc cờ hoa của không khí mừng ngày Tết độc lập. Và mùa thu trong em càng đẹp hơn khi em được cùng bạn cắp sách đến trường.
Nếu như tiết tấu nhanh, sôi động cuả đoạn A diễn tả không khí tưng bừng cuả ngày khai trường, thì đoạn B, tiết tấu đen chấm dôi đi liền với móc đơn (đảo phách), được lặp lại nguyên xi ở cả 4 câu, tạo nên nét nhí nhảnh trẻ trung phù hợp với ca từ cuả bài. Nốt son, đố vẫn được lấy lại, ứng với ca từ mùa thu trong câu “Mùa thu ơi mùa thu! Muà đi xây những ước mơ. Tung bay màu khăn thắm, rực rỡ trên vai em” Vâng, em đến trường là học được bao điều hay cuả tri thúc nhân loại. Em đến trường là chắp cánh những ước mơ tươi đẹp, đi xây dựng đất nước mai sau. Màu khăn thắm trên vai em là góc lá cờ Tổ Quốc, em rất tự hào được mang trên vai màu khăn ấy .Vẫn tiết tấu chủ đạo của đoạn B, có xê dịch đôi chút về độ cao (từ nốt xi ở câu 3 sang nốt pha ở câu 4 tạo sự lắng laị đôi chút để rồi bay vút lên cao độ đố, rế mí rồi kết về đô), sang đến câu tiếp theo, lời ca được lặp lại “Mùa thu ơi muà thu...” nhưng lời em nói với muà thu ở câu sau lại thể hiện rõ hơn niềm vui ngày khai trường “mùa thơm trang sách mới”. Và tiếng hát ngày khai trường trong veo cất lên, bay lên cùng lá cờ Tổ Quốc, trong sáng như trời thu xanh cao thăm thẳm. “Tiếng hát ngày khai trường, trong sáng như trời thu” ấy đã kết thúc bài hát bằng một nét nhạc vui tươi phấn khởi. Em bay lâng lâng trong niềm vui sướng được cắp sách đến trường, đón nhận kho tri thức mới cuả nhân loại. Rồi đây, em sẽ làm chủ đất nước đúng như mong muốn của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu...”
Tác giả Vũ Trọng Tường vốn là một nhà giáo. Lúc viết bài hát này (1980), ông đang công tác tại Phòng giáo dục quận Ba Đình. Ông kể: Năm 1980, khi dự lễ khai giảng ở trường Mạc Đĩnh Chi (Quận Ba Đình). Lúc đó ông cùng một số vị khách nữa ngồi trên hàng ghế đại biểu. Vì sân khấu hơi chật nên chỗ ngồi cuả ông gần vị trí đặt trống quá. Khi cô giáo Tường Anh (hiệu trưởng nhà trừơng) lên đánh trống khai giảng, tất cả đều giật mình. Chính tiếng trống làm Vũ Trọng Tường “giật mình” ấy đã tác động đến nhạc sĩ, và một “tứ” nhạc chợt nảy ra. Ngay lúc ấy, ông đã viết được 2 câu đầu tiên. Lúc đó là có ý định viết tặng các thầy cô giáo nên lời ca của câu thứ 2 là “ Muà thu sang đẹp quá xao xuyến bao tâm hồn , vui tiếng trống tựu trường, trang giáo án đầu tiên”. Sau đó, khi xong lễ khai giảng, nhạc sĩ có đi dạo quanh sân trường Mạc Đĩnh Chi và các nét nhạc của đoạn B đựợc tiếp tục hoàn thành với ca từ câu thứ 6 là “Xôn xao niềm vui mới, người giáo viên nhân dân”. Về nhà, ông chỉnh sửa lại đôi chút, và bài “Mùa thu ngày khai trường” dành tặng các thầy cô giáo đã ra đời.
Năm 1982, ngành giáo dục Hà nội mang bài hát này đi dự Hội diễn ngành giáo dục toàn quốc ở Huế và được các thầy cô giáo rất yêu thích. Nhưng có một lần, ông đến Toà soạn Báo Thiếu niên tiền phong, Ban biên tập âm nhạc bèn đề nghị ông sửa lời cho phù hợp với tuổi thơ. Ông liền sửa ngay taị toà soạn. Và ca từ “Trang giáo án đầu tiên” được sửa là “Trong tiếng hát muà thu”; còn ca từ “Xôn xao niềm vui mới, người giáo viên nhân dân” được sửa thành “ Tung bay màu khăn thắm, rực rỡ trên vai em”. Bài hát được chính thúc dành cho thiếu nhi từ đó. Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường còn cho biết thêm: Khi ông sáng tác xong, có một số đồng nghiệp “chê” chỗ đảo phách của đoạn 2 được lặp nhiều quá. Nhưng ông cứ để nguyên như vậy xem sao (vì ý tưởng sáng tác cuả ông là để đảo phách sẽ tạo nên nét vui tươi nhí nhảnh hơn). Và quả thật, chính chỗ đảo phách ấy lại làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền, được các em đón nhận nhiệt tình.
Đã nhiều năm qua đi, mỗi dịp khai trường, ta lại được nghe biết bao lời ca tiếng hát cuả các em cất lên, nhưng “Mùa thu ngày khai trường” vẫn thật sự là bài hát hay, có ý nghĩa trong dịp khai gỉang năm học mới. Cùng với nhiều bài hát hay viết cho thiếu nhi về đề tài thầy cô và mái trường,
“Mùa thu ngày khai trường” thật sự là món quà có ý nghĩa đối với ngành giáo dục mỗi dịp năm học mới bắt đầu. Bây giờ, nhiều cơ sở giáo dục đã dùng tiếng kẻng, tiếng chuông làm hiệu lệnh thay cho tiếng trống, nhưng tiếng trống trường thân thương vẫn luôn là một nét đặc trưng, đi vào lòng nhiều thế hệ học sinh. Và mỗi khi nghe tiếng trống trường vang lên, ta lại nhớ câu hát “tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè...” cuả bài hát Mùa thu ngày khai trường./.
Nguyễn Thị Diệp
Hiệu trưởng trường THCS Di Trạch - Hoài Đức - Hà Nội