Bạn đọc viết:

“Tất cả nói lên sức sống mãnh liệt của Tấm Cám…”

(Dân trí) - Truyện cổ tích Tấm Cám là tài sản quý giá trong kho tàng Văn học dân gian Việt nam, đã được truyền miệng bao đời nay, được bao tác giả ghi chép lại thành truyện, vẽ thành truyện tranh cho thiếu nhi và được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường.

“Tất cả nói lên sức sống mãnh liệt của Tấm Cám…” - 1
Chèo Tấm Cám là 1 tác phẩm kịch truyền thống của các em học sinh (ảnh: SGTT.vn)

 

Lúc thì ở bậc  tiểu học ( PTCS), lúc thì ở bậc trung học ( PTTH ) và cả bậc đại học, tôi được biết nhà trường cũng không bỏ  qua bình giảng truyện này. Gần như người dân Việt Nam ai cũng đã được nghe và rồi lại là người kể truyện Tấm Cám…

 

Vấn đề đụng chạm đến chỉnh sửa, giảng dạy truyện Tấm Cám đã gây xôn xao cư dân mạng với nhiều độ tuổi khác nhau. Ý kiến nêu ra cũng thật nhiều chiều, với nhiều quan điểm và  hầu như đều có phân tích sâu sắc... Tất cả những điều đó, theo tôi, một lần nữa nói lên sức sống mãnh liệt của truyện Tấm Cám trong nhân dân ta.

 

Phải chăng cổ nhân lưu truyền truyện này đến muôn đời để các thế hệ luận bàn về Thiện - Ác, về tính "Con" và  tính" Người"  trong mỗi con người; về quy luật Nhân - Quả, gieo gió ắt gặt bão; Trong cái thiện có cái ác, trong cái ác có cái thiện theo triết học phương Đông…

 

Cái buồn là ở chỗ lại có thày giáo dám sửa lại truyện cổ tích dân gian để dạy cho trò của mình, để sau này trò lớn lên hiểu rõ câu chuyện và bỗng nhận ra mình… đã  bị thày nói dối (!?)
 
Vậy có nên chăng…

 

Khang Vu 

email:  vudinhkhang11@gmail.com