Pháp lý của “lốt” xe
Đố bạn biết “lốt” trong tiếng Việt nghĩa là gì? Có vẻ như bạn “bó tay.com” đúng không nào? Tôi chắc cũng chẳng khá gì hơn, nếu như không được nghe về chuyện bán “lốt” trong hàng loạt các câu chuyện lình sình tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội.
Thì ra “lốt” là thứ quyền của các DN vận tải hành khách được có chỗ đậu, được vào ra bến xe để đón và trả khách và người ta có thể bán nó với giá hàng trăm triệu đồng. Thứ này thực ra là một loại thương quyền. Chẳng hiểu tại sao chúng ta lại chỉ gọi nó là “lốt”, để cho mọi chuyện cứ rối tinh rối mù lên.
Bến xe Mỹ Đình bị quá tải hay “vỡ trận” - theo cách nói của báo chí. Lý do của sự “vỡ trận” này là vì có quá ít chỗ đậu, nhưng lại có quá nhiều xe được phép ra vào. Quá nhiều xe được phép ra vào lại vì quá nhiều chủ thể được quyền cho phép ra vào. Theo công văn của UBND TP.Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ, thì trong 1.651 xe được phép vào ra bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT Hà Nội chỉ chấp thuận cho 513 xe.
Số còn lại 18 xe do Tổng cục Đường bộ chấp thuận và 1.120 xe do sở GTVT các tỉnh, thành phố khác chấp thuận. Để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT Hà Nội đã quyết định hạn chế và điều chuyển quyền ra vào của một loạt các DN vận tải và các tuyến xe. Việc này bị Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị tạm hoãn. Đến lượt mình, hiệp hội lại bị báo chí phản đối và nghi ngờ là có lợi ích nhóm. Tóm lại, mọi chuyện có vẻ cứ kéo dài mãi như phim Hàn Quốc.
Phim Hàn Quốc vẫn có thể có hồi kết, nhưng cách làm của chúng ta thì có vẻ là không. Đơn giản là vì những vấn đề cơ bản nhất vẫn không được xử lý trong quá trình này. Vấn đề thứ nhất là tại sao chỉ có một bến xe mà lại có quá nhiều cơ quan có quyền cho phép khai thác như vậy? Vấn đề thứ hai là tại sao một số DN được quyền khai thác bến xe, còn các DN khác thì lại không?
Về vấn đề thứ nhất, rõ ràng một bến xe thì chỉ nên có một cơ quan có quyền cấp phép khai thác. Để xác định đó là cơ quan nào thì cần làm rõ ai là chủ của bến xe đó. Nếu bến xe là của UBND TP.Hà Nội, thì UBND TP.Hà Nội có quyền. Nếu bến xe là của Tổng cục Đường bộ, thì Tổng cục Đường bộ có quyền. Các tỉnh khác chỉ có quyền cho phép khai thác bến xe của tỉnh mình chứ không phải của Hà Nội.
Về vấn đề thứ hai, với giá hàng trăm triệu đồng, “lốt” thực chất là thương quyền. Nếu có quá nhiều DN muốn có được thương quyền này thì nó phải được bán đấu giá. Những DN trả giá cao hơn sẽ mua được thương quyền. (Khi đã mua được thương quyền thì việc bán lại thương quyền là hoàn toàn hợp pháp). Cách làm này vừa tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, vừa bảo đảm sự minh bạch của việc cấp phép khai thác bến xe, vừa chống được tham nhũng và lợi ích nhóm.
Bến xe Mỹ Đình bị quá tải hay “vỡ trận” - theo cách nói của báo chí. Lý do của sự “vỡ trận” này là vì có quá ít chỗ đậu, nhưng lại có quá nhiều xe được phép ra vào. Quá nhiều xe được phép ra vào lại vì quá nhiều chủ thể được quyền cho phép ra vào. Theo công văn của UBND TP.Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ, thì trong 1.651 xe được phép vào ra bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT Hà Nội chỉ chấp thuận cho 513 xe.
Số còn lại 18 xe do Tổng cục Đường bộ chấp thuận và 1.120 xe do sở GTVT các tỉnh, thành phố khác chấp thuận. Để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT Hà Nội đã quyết định hạn chế và điều chuyển quyền ra vào của một loạt các DN vận tải và các tuyến xe. Việc này bị Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị tạm hoãn. Đến lượt mình, hiệp hội lại bị báo chí phản đối và nghi ngờ là có lợi ích nhóm. Tóm lại, mọi chuyện có vẻ cứ kéo dài mãi như phim Hàn Quốc.
Phim Hàn Quốc vẫn có thể có hồi kết, nhưng cách làm của chúng ta thì có vẻ là không. Đơn giản là vì những vấn đề cơ bản nhất vẫn không được xử lý trong quá trình này. Vấn đề thứ nhất là tại sao chỉ có một bến xe mà lại có quá nhiều cơ quan có quyền cho phép khai thác như vậy? Vấn đề thứ hai là tại sao một số DN được quyền khai thác bến xe, còn các DN khác thì lại không?
Về vấn đề thứ nhất, rõ ràng một bến xe thì chỉ nên có một cơ quan có quyền cấp phép khai thác. Để xác định đó là cơ quan nào thì cần làm rõ ai là chủ của bến xe đó. Nếu bến xe là của UBND TP.Hà Nội, thì UBND TP.Hà Nội có quyền. Nếu bến xe là của Tổng cục Đường bộ, thì Tổng cục Đường bộ có quyền. Các tỉnh khác chỉ có quyền cho phép khai thác bến xe của tỉnh mình chứ không phải của Hà Nội.
Về vấn đề thứ hai, với giá hàng trăm triệu đồng, “lốt” thực chất là thương quyền. Nếu có quá nhiều DN muốn có được thương quyền này thì nó phải được bán đấu giá. Những DN trả giá cao hơn sẽ mua được thương quyền. (Khi đã mua được thương quyền thì việc bán lại thương quyền là hoàn toàn hợp pháp). Cách làm này vừa tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, vừa bảo đảm sự minh bạch của việc cấp phép khai thác bến xe, vừa chống được tham nhũng và lợi ích nhóm.
Theo Lao động