Bạn đọc viết:

Nghiên cứu KHCN ít được quan tâm thích đáng trong cơ chế thị trường

(Dân trí) - Giáo sư đã có cái nhìn xuyên suốt và đúng với thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu KHCN là vấn đề khó, mất nhiều thời gian, thành công thì ít, thất bại nhiều. Do vậy, trong cơ chế thị trường sẽ ít người quan tâm thích đáng.

Nghiên cứu KHCN ít được quan tâm thích đáng trong cơ chế thị trường - 1
Nghiên cứu khoa học là công việc đòi hỏi khả năng tư duy cao (ảnh: svhanhchinh.com)

 

Nhưng nếu không phát triển KHCN thì đã tụt hậu sẽ còn tụt hậu hơn, không rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển.

 

- Về nghiên cứu ứng dụng: Nhiều vấn đề có thể triển khai trong nước, nhưng nhập ngoại thì độ tin cậy có thể cao hơn, sẽ an toàn hơn. Mặt khác đối tác sẽ quan tâm hơn. Như vậy, vấn đề là: ai sẽ tiên phong ứng dụng? lợi ích thế nào? rủi ro thì tính sao? Vấn đề này còn chưa được đề cập nhiều, do vậy chắc ăn vẫn là trên hết.

 

- Đối với nghiên cứu cơ bản không đề cập, nhưng nghiên cứu ứng dụng lâu nay thì còn nhiều vấn đề đáng bàn: từ nhân lực nghiên cứu, cách xét duyệt, cách nghiệm thu, hội đồng nghiệm thu, cấp tài chính...

 

+  Nhân lực cho nghiên cứu: người có tài năng thì ít muốn làm khoa học, họ sẽ lao vào làm kinh tế nhiều hơn.

 

+ Khá nhiều viện, cơ quan chủ quản không tổ chức được Hội đồng KHCN thực sự.

 

+ Khá nhiều đề tài NCKH chỉ nhằm mục đích làm vì nhiệm vụ, khi nghiệm thu với nội dung thấp (không có hàm lượng KHCN) tuy nhiên vẫn qua. Hiện Trung tâm Lưu trữ quốc gia đang gồng mình chứa một số lượng đề tài nêu trên.

 

- Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: phải phát triển KHCN là tiên quyết. Nhưng triển khai thực hiện thế nào thì cần nhiều năng lực của bộ phận quản lý ở các bộ, ngành. Phải có cái nhìn thẳng thắn thì mới triển khai tốt được, chứ cứ như hiện nay e rằng sẽ khó.

 

Tran Anh Hung 

email:  tvptck@gmail.com