Nghị định 71 chưa qua, phí đường bộ đã áp sát

(Dân trí) - Vẫn chỉ liên quan đến phương tiện để thay thế đôi chân, dù dư luận dù đã bao lần phải lên tiếng phản ứng, số phận chiếc Xe ở VN xem ra vẫn chẳng thoát khỏi…. thảm cảnh. Dân tình đã tưởng ít ra cũng được dồn sức lo Tết, vậy mà… Ôi Xe ơi!!!

Xe máy cõng thuế + phí... (minh họa: tin.soha.vn)  
Xe máy "cõng" thuế + phí... (minh họa: tin.soha.vn)  

 

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng…

 

Vẫn tình cảnh chiếc Xe mà nỗi âu lo thể hiện qua bao bức xúc, lời thở than, đề xuất, chất vấn, kiến nghị… của cư dân cả nước đã kéo dài suốt 11 tháng trước đây xem ra vẫn chưa đủ thấu được tới tai các “ông” bộ, “bác” ngành. Để rồi sau cả năm trời rào trước đón sau  và đã “tham khảo ý kiến” những chỗ cần thiết (rõ ràng là trừ dân ra rồi), ngày đầu tháng cuối năm các bác ấy vẫn kiên quyết… Quá khổ cho phận Xe ở VN!

 

 “NĐ 71 chưa được làm cho yên lòng dân, vậy mà bây giờ lại thêm quy định này nữa thì đúng là càng làm khó  cho nhân dân thêm lần nữa rồi. Hãy hỏi các ông cứ ngồi ở đâu xa lắc xa lơ mà vẽ ra các quy định, xem là họ có nghĩ đến tình trạng đường sá bây giờ như thế nào không mà ngày càng thu phí quá cao như vậy? 50.000 đ/xe/ năm may ra nhân dân còn cố gắng mà chấp thuận được, chứ nếu không thì ...” - Thai Minh:  minhthai4u@yahoo.com

 

“Chính thức thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/1/2013. Có nên chăng thu phí vào thời điểm kinh tế ở phía cuối chân tường như hiện tại này không? Thu phí đường bộ là đều tất yếu ở các nước phát triển và cả đang phát triển, nhưng người dân họ sẵn sàng đóng bởi vì một lý do rất đơn giản là đường họ sử dụng đạt tiêu chuẩn và không phải chi thêm khoản nào khác (các khoản chi “tế nhị” rất nhiều ở VN).  Trong khi đó hệ thống đường sá VN còn quá tệ (nhưng kinh phí xây dựng cho 01 km đường ở VN là rất lớn so với các nước phát triển).

 

Càng làm càng thấy đồng tiền của nước mình mất giá, thu nhập thì không được bao nhiêu, cứ ra đường là lo nơm nớp vì sợ bị phạt (có những con đường dù chạy đúng tốc độ, đúng làn đường, nói chung không phạm luật cũng vẫn bị tìm ra những lý do hết sức vô lý để phạt). Tôi mong rằng những người đang ngồi ở những ví trí hình như quá cách xa dân như vậy, thì nên làm thường dân một thời gian xem những bất cập trong xã hội hiện tại để biết rõ những cái gì nên làm và chưa nên làm, với mục đích chính là giúp người dân. Thu phí sử dụng đường bộ chẳng khác nào lại đánh vào người nghèo, vì phí sử dụng đường bộ đó các doanh nghiệp vận tải sẽ đều tính vào chi phí gốc + lợi nhuận = giá bán (tức là khách hàng chịu, chứ không phải doanh nghiệp vận tải chịu). Đề nghị lùi thời gian thu phí lại. Trân trọng!” – Trần Hải:  tranhai_8819@yahoo.com

 

“Dân đã đóng thuế, là ngân sách để xây dựng các công trình công cộng. Vậy mà khi sử dụng lại phải nộp hết phí này đến phí kia? Thử hỏi xe máy, dòng xe ôtô gia đình làm gì mà phải nộp phí nữa, vì nếu cầu đường làm đúng chất lượng thì các loại xe này sử dụng đến 1000 năm đường vẫn chưa hư? Các vị ngồi ở những vị trí đó giờ dường như cao quá rồi, không thể nghĩ ra được những đề án thực tế góp phần phát triển đất nước nữa sao mà toàn thấy nghĩ cách thu cho bằng hết của dân....?” - Đào Viết Nam:  dvnammdf83@gmail.com
 

“Nhiều chính sách đưa ra khiến dân chỉ cảm thấy càng thêm áp lực. Đưa ra nhiều quy định, quy chế, rồi thu phí. Lúc nào lên báo cũng đọc được các tin tức như: tình hình kinh tế đất nước gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản do lãi suất cao, nợ công.....Thử hỏi các bộ, ngành đã làm gì giúp dân, đã hỗ trợ dân được đến đâu???? Khoản tiền thu từ bao khoản thuế, phí, lệ phí của người dân đóng góp đã đi đâu, về đâu? Có phải các khoản vốn đó rơi vào túi của 1 số người, vào tập đoàn làm ăn thua lỗ…hết cả rồi không? Hỏi thử những trường hợp đó đã bị xử lý như thế nào? Hay là thời gian trôi qua rồi sự việc cũng bị lãng quên dần theo năm tháng. Khi ngân sách đã cạn kiệt, để bù đắp vào khoản thiếu hụt này thì các bác lại tìm cách bù đắp bằng biện pháp tiện cho mình nhất là thu tiền từ dân. Hỏi có cách nào dễ dàng như cách này? Lúc nào cũng là nhân dân bị thu đủ loại phí. Lương tháng làm bao nhiêu mà giá cả cứ tăng, lại còn phải đóng đủ thứ thuế + phí + phạt… Vậy dân  phải sống như thế nào, nếu không phải là suốt đời cũng không thể thoát cảnh nghèo khổ?… Đến bao giờ, bao lâu và bao nhiêu thời gian nữa thì tình trạng như vậy mới không còn nữa đây…?” – Nho: cobedmenpm04@yahoo.com.vn

 
Ôtô  cõng phí +thuế... (minh họa: Ngọc Diệp)
 
Ôtô  "cõng" phí +thuế... (minh họa: Ngọc Diệp) 
 

Gian khổ biết dành phần ai…

 

Xin được dẫn một câu đùa nói lén vợ của một số đức ông chồng may mắn rước nàng “tên là Thu” về dinh. Đã biết thế nào là cảnh “tiền (nộp) vào như nước sông Đà, tiền (vợ chi) ra nhỏ giọt như cà phê phin”. Để rồi mỗi khi cháy túi mà chầu nhậu đang vào hồi cao trào, lại bá vai bá cổ nhau cùng ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kiếp sau nếu vẫn làm người, thề rằng phải rước được nàng tên… Chi!

 

Quay lại với các quyết định của những ông bộ này, bác ngành nọ, rõ ràng mỗi lần tính đến các khoản nào chi ra cho dân (tỉ dụ như tăng lương) đều rõ lâu, cân nhắc mọi mặt. Ngược lại tính thu vào thì sao mà nhanh, mà kiên quyết đến lạnh lùng vậy chứ! 

 

“Chưa được tăng lương có 100 ngàn đồng thì đã bị nộp thêm khoản thu mới. Chưa kể vật giá còn tăng theo do phí giao thông tăng. Và rồi còn nào là xăng, điện… Lo cho dân kiểu gì kỳ vậy ta???” - Minh:  tandole@gmail.com

 

“Lại thêm phí rồi. Lương thì không thấy đề xuất, thưởng chẳng thấy đâu. Sai phạm không xử lý => chỉ nhất trí ‘đẻ’ thêm Phí. Còn thêm vài mức phí nữa, tôi đề nghị bổ sung:
 

1. Phí được sống trong Hòa Bình;

2. Phí được nhậu thoải mái;

3. Phí tự do hút thuốc;

4. Phí phòng chống cướp giựt;

5. Phí chống ngập lụt;

6. Phí chống kẹt xe;

7. Phí không có tiền đóng phí........Còn nhiều ‘nguồn’ tiềm năng quá, không liệt kê hết!” - Andy:  kkanhvu@yahoo.com

 

“Người nghèo chiếm đến 70 -75% . Phương tiện chủ yếu hiện nay là chiếc xe máy thay cho xe đạp như thời kỳ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Tôi nghĩ nếu chúng ta chống tham nhũng tốt (thì đã không có Vinashin, Vinalines…), thì đâu cần phải tận thu với phương tiện và xe môtô như thế? Từ năm 2011- 2012 đã lại phải xách cặp lồng cơm đến cơ quan ăn, chất lượng sống đã thụt lùi rồi. Chỉ cần nhìn vào công nhân viên của một doanh nghiệp cũng có thể thấy: tính chuyên nghiệp thế nào, nếp sống văn minh ra sao, đời sống thấp xuống tới mức nào...Là những người nô bộc của dân, các bác có thấy đau lòng không??? Theo tôi, ít  nhất là tạm thời trong thời điểm này, không nên thu phí với xe môtô” - Hong:  hongketoan@gmail.com

 

“Thật chẳng thể hiểu nổi. Không biết rồi đây những người công nhân khốn khổ như chúng tôi còn bị các vị ấy lấy "cục đá phí" hay " tảng đá phí" nào đè lên cuộc sống  đã rất khó khăn nữa đây? Với đồng lương ít ỏi, những người công nhân, những người dân đang oằn mình lo lắng chắt chiu từng đồng để cho đủ ngày 3 bữa cơm, cộng với tiền xăng mỗi ngày để đi làm (vì chỗ làm quá xa không thể đi bộ được).. Vậy thì các vị đừng chỉ đứng đó hô khẩu hiệu vì người dân, mà hành động thì  ngược lại. Xin hãy cúi xuống 1 lần để nhìn cuộc sống hiện tại của chúng tôi như thế nào? Thực tế những người công nhân, nông dân khốn khổ bây giờ chẳng khác nào “con lừa” trong truyện ngụ ngôn đâu… Xin đừng chất thêm khoản phí nào lên đôi lưng còng sắp gãy, đôi chân sắp gục ngã nữa…” - Bat Binh:  batbinh1234@yahoo.com

 

“Thật khó hiểu với Luật Giao thông đường bộ. Tôi đi xe máy cũng được 5 năm rồi, nhưng tới thời điểm này tôi thật nghi ngờ về khả năng có thể sử dụng xe máy của mình. Hết tăng liên tục giá xăng, rồi lại tăng tiền phạt. Bây giờ lại thêm “xe chính chủ”, phí đường bộ. Liệu còn thêm gì nữa không ? Và tại sao không trưng cầu ý dân trước khi đưa ra luật vậy?” - Nguyen Trung Truong:  truongit16gt@gmail.com

 

Thương người như thể thương thân

 

Phản bác lại lý lẽ của Bộ Tài chính về việc “đã tham khảo ý kiến”, người dân nêu dẫn chứng:

 

“Tất cả mọi ý kiến của người dân đều kiến nghị thu phí qua xăng dầu là hợp lý và công bằng nhất. Nhưng các vị ấy chỉ muốn "gọn nhẹ" cho mình, nên  luôn bỏ qua mọi ý kiến góp ý. Vậy có phải là bảo thủ hết chỗ nói, không thể tiến bộ được không???” - Lê Chung:  chip9697@yahoo.com.vn

 

“Một thông tư ban hành ảnh hưởng đến đời sống và việc đi lại của hơn 80 triệu dân, mà lại chỉ lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Trong khi dân là người chịu ảnh hưởng của thông tư này thì không được tham khảo ý kiến. Vậy mục đích của việc ban hành thông tư này là làm lợi cho ai?” - Tran Thuy Tu Anh:  tranthuytuanh2003@yahoo.com.vn....

 

Rồi cũng với tinh thần “thương người như thế thương thân”, các vị ấy không thương dân thì… dân ta tuy lo lắng trăm bề, vẫn nghĩ thay và cả cám cảnh thay cho các ông bộ, bác ngành vậy:

 

“Nhiều khi mình thấy thương mấy bác quan chức quản lý lắm. Ngày ngày các bác phải vắt tay lên trán để " trăn trở " nghĩ ra cách… thu tiền của dân, thu sao cho khéo, thu sao cho nhanh… Nhưng rồi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân chúng ta sẽ đi về đâu nhỉ? Đi về những ổ gà chằng chịt hay đi về những cây cầu khỉ, hoặc là đi về những con đập thủy điện như…” - Nguyễn Huệ:  nguyen.hue.hp88@gmail.com

 

“Có ai biết khi nào thì thu thuế… (gì đó nữa) không vậy? Chứ sắp tới theo tôi là có thể thu thêm phí xe đạp, có khi còn thu phí điện thoại di động nữa cũng nên? Quản lý kinh tế yếu kém, làm thất thoát, gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Lo quá!”  - Nản!:  biennhoveem2002@yahoo.com

 

“Qua việc thu phí này, chỉ có một lời giải thích hợp lý nhất đó là: Bây giờ người dân đang và sẽ tiếp tục phải chịu trách nhiệm về cách quản lý kinh tế yếu kém của các bộ ngành” - Nguyễn Hải:  haivba@gmail.com

 

“Các bác ấy lo theo kiểu "khoan" sức dân đó mà. Huhuuuuu…” - Ba Rom:  vochithanh_sil@yahoo.com
 
Dồn gánh ngày càng nặng lên người dân (minh họa: TTXVA.org)
... Dồn gánh ngày càng nặng lên người dân (minh họa: TTXVA.org)

 

Và dù người dân ta càng thương cho thân phận chiếc Xe ở VN, nhưng cũng đành chỉ còn biết kêu: Xe ơi, trước tiên mi hãy tự cứu mình??? 
 
Kiều Anh