Bạn đọc viết

Mấy suy nghĩ về chuyện hái lộc đầu năm.

(Dân trí) - Hái lộc là nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Mong rằng phong tục đẹp ấy sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy đúng ý nghĩa vốn có cuả nó. Mỗi người có ý thức một chút, cuộc hành hương du xuân của chúng ta mới thêm phần ý nghĩa, mà hái lộc đầu xuân là bước khởi đầu cho mọi cuộc du xuân tiếp theo trong Tết Nguyên đán. Đầu năm, xin một chút lộc xuân của trời đất nhưng vẫn giữ được cảnh quan môi trường và vẻ thanh lịch vốn có của con người thì lộc đó càng có ý nghĩa hơn.

Hái lộc là phong tục đẹp đầu xuân

Hái lộc là phong tục đẹp đầu xuân.

Người Việt nam ta có rất nhiều phong tục đẹp trong dịp Tết cổ truyền. Một trong những phong tục ấy là hái lộc đầu năm.

Theo quan niệm xưa: sau lễ giao thừa, trời đất chuyển giao sang một năm mới, do một con giáp khác cai quản. Mọi người đổ ra đường, đến các nơi công cộng xin một chút lộc đầu năm để cầu may. Lộc đó chỉ là một vài chiếc lá cây, một chút màu xanh thiên nhiên “làm phép” tượng trưng cho cả năm mới sẽ xanh tươi như chút lộc của đất trời. Chút lộc ấy sau đó được đặt lên bàn thờ, đến “khai hạ” mới mang xuống và “hoá” cùng với đồ mã (có người để luôn quanh năm). Người đi xin lộc chủ yếu là tại các nơi như đình chùa.

Có những nơi lại quan niệm “lộc” đầu năm là những gánh nước. Vì vậy, ở một số nơi, sau lễ giao thừa, các cô gái chàng trai đã mang thùng ra giếng đất đầu làng gánh nước đổ tràn đầy sân, hy vọng một năm mới của cải vào nhà như nước. Người gánh về nhà gánh nước đầu tiên đều kèm theo câu chúc toàn thể gia đình một năm an khang thịnh vượng, và được người “đón ngõ” mừng tuổi. Tôi cũng đã từng tham gia gánh nước giao thừa. Mẹ tôi thường mừng tuổi cho người gánh về nhà gánh “của” đầu tiên ấy. Mọi người gánh nước gặp nhau đều chúc nhau những câu chúc “bằng năm bằng mười năm ngoái”, nét mặt hân hoan phấn khởi

Bây giờ, hệ thống nước giếng khoan tự lọc trong các gia đình đều đầy đủ, vì thế các giếng đất được lấp đi, tục lệ “gánh nước đầu năm xin lộc trời đất” ấy không còn, nhưng phong tục hái lộc đầu năm vẫn được duy trì. Đáng tiếc, nhiều người đã không làm đúng nghi lễ hái lộc, gây nên những phiền phức cho người khác.

Hái lộc là nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nét văn hoá ấy vẫn rất cần được giữ gìn và phát huy. Nhưng để phát huy được thì cần người dân phải hiểu thật sự đúng về phong tục ấy. Mỗi người chỉ hái một chút lộc đầu năm lấy may, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, lại tỏ rõ mình là người văn minh lịch sự, am hiểu phong tục tập quán dân tộc.

Cùng với tục hái lộc đầu năm, mỗi người nên trồng tại nhà một cây xanh, để lại lộc cho con cháu. Đó chính là nét đẹp hiện đại cuả hái lộc đầu xuân. Mong rằng phong tục đẹp ấy sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy đúng ý nghĩa vốn có cuả nó. Mỗi người có ý thức một chút, cuộc hành hương du xuân của chúng ta mới thêm phần ý nghĩa, mà hái lộc đầu xuân là bước khởi đầu cho mọi cuộc du xuân tiếp theo trong Tết Nguyên đán. Hái lộc đầu xuân, xin lộc trời đất nhưng vẫn giữ được cảnh quan môi trường và vẻ thanh lịch vốn có của c

Cần chấm dứt những việc làm thiếu văn hóa.

Có lẽ do hiểu sai ý nghĩa cuả việc hái lộc, quan niệm rằng hái được cành lộc càng to thì năm nay sẽ được nhiều lộc lớn, vì thế nhiều người không còn hái lộc mà “bẻ” lộc, “chặt” lộc, thậm chí là … “nhổ” lộc. Họ mang về nhà những cành cây rất to, chẳng có chỗ để, người ta mang những chiếc thùng ra cắm vào, đặt dưới đất nom thật mất mỹ quan. Tại những nơi công cộng đã được trang hoàng để giúp người dân ngắm cảnh du xuân, vẫn có những người vô ý thức còn nhổ cả một cây hoa ở nơi công cộng mang về. Những việc làm vô ý thức ấy đã khiến các vườn hoa, chốn công cộng chỉ sau một đêm giao thừa đã trở nên xơ xác bởi người ta “bẻ” lộc, “nhổ” lộc nhiều quá. Cảnh quan đã mất đi vẻ đẹp, lại còn bị vương vãi rất nhiều những cành lá gãy, nom thật chẳng thuận mắt tí nào. Tôi thấy các vị sư sãi ở chùa cứ đến giao thừa là lại phải thay phiên nhau ra canh chừng các gốc cây đề phòng người dân vô ý thức mà hái bẻ đi những cành lộc khiến mất đi vẻ đẹp thanh tịnh của chùa làng. Nên chăng mỗi chúng ta cần tự ý thức được việc hái lộc đầu năm. Chỉ một chút lộc xuân làm tâm hồn ta thư thái trong thời khắc giao hòa của trời đất, đâu cứ phải cành lộc lớn mới là nhận được nhiều lộc???

Năm mới, xin mạn đàm đôi dòng về một phong tục đẹp cuả người Việt. Mỗi chúng ta hãy là người am hiểu về văn hóa dân tộc, trân trọng gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp vốn có của văn hóa cổ truyền. Để phong tục hái lộc đầu năm trở thành nét đẹp, nét văn hóa riêng của người Việt Nam ta, đòi hỏi ở ý thức tự giác của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta.

Nguyễn Thị Diệp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm