Điều kiện CẦN và ĐỦ cho xe đạp "lên ngôi"

(Dân trí) - Đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm của thành phố 5 thành phố trực thuộc Trung ương nhận được khá nhiều ủng hộ. Nhưng những bất cập về cơ sở hạ tầng và ý thức vẫn được xác định là “rào cản” chính.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Đề án hay...

 

Trở lại với phương tiện xe đạp cũng từng là một trong những giải pháp đã được nhiều bạn đọc hiến kế trên các diễn đàn, coi như chìa khóa có thể giải bài toán khó giao thông VN. Và nếu làm được như vậy trong điều kiện VN thì đúng là: “Được thế thì còn gì bằng” như Lê Can  hungtran1678@gmail.com bày tỏ. Fan ủng hộ xe đạp tìm thấy ở nhau nhiều điểm chung có thể gói gọn trong một chữ XANH:

 

“Tôi thấy chủ trương của Thủ tướng rất hợp với tình hình hiện nay. Nếu được, tôi đề nghị Chính phủ, ngành chức năng, UBND các cấp nghiên cứu cho áp dụng bắt buộc đi xe đạp trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trước hết là đối với học sinh và sinh viên khi đến trường học tập. Như vậy sẽ giảm đáng kể tình trạng kẹt xe và đảm bảo an toàn giao thông” - Bùi Quang Tiến:  quangt45@gmail.com

 

“Tôi thấy việc phát triển xe đạp công cộng là rất hợp lý. Ngoài những lý do trên thì tôi thấy còn có lý do nữa là xe đạp sẽ giúp phát triển nền kinh tế xanh, tỷ lệ người thích du lịch tại các thành phố lớn bằng xe đạp là khá cao nên nó cũng có thể là một điểm thu hút khách hơn” - Ngô Tuấn Khanh:  tuankhanh.thv@gmail.com

 

“Tôi đồng ý với đề án này. Hy vọng trong tương lai sẽ nhân rộng trên cả 64 tỉnh thành trong cả nước bởi đây là một dự án hay” - Dang Ba Ngoc: dangmuadongvn@gmai.com

 

Điều kiện CẦN thì đã rõ là như vậy, nhưng ĐỦ thì xem ra với điều kiện của VN hiện nay, còn rất nhiều việc phải làm để đề án có được tính khả thi bền vững:

 

“Theo tôi, xe đạp phải đẹp, màu sắc đặc trưng, có thẩm mỹ. Phải có đường dành riêng cho xe đạp, phải khẩn trương và thẳng tay “khai tử” xíchlô, xe tự chế lôm nhôm gây mất mỹ quan, mới được. Không thì sẽ chỉ thêm rối loạn giao thông, tai nạn rình rập mà thôi” – Dunhi:  Danghuanmusic@yahoo.com

 

“Tôi rất ủng hộ chủ trương trên. Nhất là Hà Nội cần nghiên cứu kỹ các tuyến phố cổ, trung tâm để triển khai thực hiện ngay trong năm 2014, song song với triển khai các tuyến phố đi bộ. Chủ trương trên có tác dụng rất tốt đối với sinh viên, người ngoại tỉnh khi về thủ đô” - VTS:  vusauhoang@gmail.com

 

“Xe đạp công cộng rất hay đối với những người thích vận động. Nhưng cần quy hoạch bãi đỗ xe, tuyến đường phù hợp” - Trần Hữu Nhân:  nhandan70@gmail.com

 

“Đi xe đạp để cải thiện môi trường là việc làm tốt. Ý tưởng này rất đáng hoan nghênh. Nếu làm được điều này thì sẽ để lại phúc sau này cho con cháu chúng  ta. Nhưng thử hỏi điều kiện cần để làm được việc này là gì? Hay là ý tưởng chỉ là để đưa ra 1 thời gian rồi lại rút lại?...” - Hoang Tran:  hoangvanhoa.vui@gmail.com

 

‘Rất tốt, nhưng liệu áp dụng tại VN đã thích hợp chưa? Vấn đề cần đưa ra nữa là giá thuê có hợp lí không?  Tôi mong rằng chính sách gì khi đưa ra cũng cần đặt lợi ích của người dân lên trên hết, chứ không phải thấy ở nước khác hay rồi mang về VN áp dụng, rùi… dân lại khổ? Ví dụ như cấm xe khác cho xe đạp lưu thông, rùi giá thuê lại… trên trời…” - Doan Phan Thin:  thindoansun@gmail.com

 

“Việc phát triển xe đạp công cộng là tốt. Tuy nhiên phải đi kèm với hoàn thiện hệ thống vận tải xe buýt. Quan trọng là nên có bản đồ xe buýt toàn thành phố và các trạm gửi xe đạp” - Lê Minh Công:  lsucong@yahoo.com
 
Hà Nội chưa có đường dành riêng cho xe đạp (ảnh: Quang Phong)
Hà Nội chưa có đường dành riêng cho xe đạp (ảnh: Quang Phong)

 

... Cần lộ trình phù hợp

 

Dựa trên những bài học kinh nghiệm đã có, đa số ý kiến người dân chia sẻ quan điểm của nhiều chuyên gia rằng: không nên phát triển ồ ạt mà cần có lộ trình thích hợp. Trước hết là chọn những khu vực, tuyến đường phù hợp cho người sử dụng.

 

“Tôi nghĩ việc sử dụng xe đạp công ở các nước châu Âu là bình thường, nhưng đối với Việt Nam thì không đơn giản đâu. Không khả thi vì ý thức tự giác của người dân nước ta khác xa với họ. Chỉ mỗi việc điều khiển mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm mà tới giờ vẫn còn không ít người chẳng tự giác thực hiện nữa là” - Nguyễn Hữu Thế:  huuthe22050@gmail.com

 

“Tôi lo rằng việc bố trí xe đạp công cộng ở VN ta chưa phù hợp, bởi VN không như các nước khác khi Ý thức Công dân nói chung còn kém. Tệ nạn trộm cắp còn khá nhiều nên không thể quản lý tốt xe được. Hai nữa là đội ngũ xe ôm và taxi rất đông đảo - thừa sức phục vụ  người đi lại. Tôi mong nên dành thời gian, công sức và tiền của ưu tiên trước cho những việc khác cần thiết và có hiệu quả thực tế ngay hơn” - Vũ Thu Minh:  Thuminh95@gmail.com

 

“Xe đạp là phương tiện hỗ trợ giao thông công cộng với các tuyến đường ngắn. Chỉ khi giao thông công cộng thực sự phát triển và dẹp bỏ xe máy, thì tôi nghĩ xe đạp mới phát huy hiệu quả. Bây giờ có làm thì cũng chỉ là bước chuẩn bị thôi” - Minh:  minh@gmail.com

 

 “Nếu mục đích là nhằm giảm ách tắc và tai nạn giao thông, thì tôi cho đề án tăng cường xe đạp trong nội đô hầu như nhiều khả năng lại cho kết quả ngược lại. Bởi vì theo tôi nghĩ, nó có lẽ chẳng những không làm giảm số đầu phương tiện cá nhân, mà còn làm tăng số lượng phương tiện giao thông trên đường tại một thời điểm, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Bởi vì tốc độ của nó rất chậm, đồng thời lại cản trở phương tiện cơ giới phải đi chậm theo và điều đó rất dễ dẫn tới tai nạn. Ngày xưa hiện tượng ùn tắc xe đạp có vẻ nhiều hơn thời nay. Bởi vậy, chỉ nên khhuyến khích dùng xe đạp khi mục tiêu bảo về môi trường được đặt lên hàng đầu  (giảm ô nhiễm khí thải), với điều kiện tiện quyết là phải có đường riêng cho xe đạp ngắn hơn và thuận tiện hơn so với cơ giới (cho đi xuyên qua các toàn nhà, công viên…) Tuyệt đối không cho xe đạp và người đi bộ dùng chung đường với xe cơ giới” – Bui Ngoc Hien: Buingochien@mpi.gov.vn

 

“Theo tôi, vấn đề này có lẽ nên lui lại một thời gian nữa hãy đặt ra, vì những lý do sau:

 

+ Ý thức người dân với tài sản công còn rất kém.

 

+ Tất cả đều đi xe đạp thì mức độ ùn tắc giao thông sẽ rất cao.

 

+ Xe cho thuê không thể có chất lượng cao, khả năng tai nạn rất lớn” – Toan Vu Thien:  toanvuthien@yahoo.com

 

“Tôi lo về tính khả thi lắm, vì có đường đâu mà đi? Nếu vẫn đi chung với các phương tiện khác thì nguy hiểm, tôi mấy lần bị lăn quay ra đường vì xe máy chỉ quệt nhẹ, may mà mình xương xẩu còn cứng, nếu quệt mạnh chắc cũng… đi rồi!” - Cao Việt Bách:  bachcv@gmail.com

 

“Đúng rồi, cần phải chuẩn bị kỹ từ khâu lên kế hoạch rồi đưa vào thực tế, để tránh lãng phí do không đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dân. Xe đạp có thể sản xuất được trong nước thì cố gắng ưu tiên dùng hàng trong nước trước, chứ đừng để phải nhập hàng từ TQ như trường hợp xe ba gác máy trước đây” - Lê Hà Thắng:  lehathang3010@gmail.com

 

“Cần có đề án nghiên cứu khoa học về những mặt ĐƯỢC và CHƯA ĐƯỢC trước khi đưa vào thực tế. Hãy nhìn vào tuyến phố đi bộ thì thấy nhiều bất cập: xe gửi ở đâu, đã quản lý được giá coi xe chưa hay vẫn bị “chặt chém” vô tôi vạ…. Nếu không nghiên cứu kỹ và có đề án cụ thể, rồi rất có thể lại lãng phi tiền như những dải phân làn giao thông tại Hà Nội… mất thôi!?” - Dung:  Dungngt2512@gmail.com

 

Lại một lần nữa vấn đề Ý thức được đặt ra, bởi thiếu nó thì dù ý tưởng tốt thì tính khả thi xem ra vẫn rất mong manh:

 

“Vấn đề cốt lõi là dân trí, ý thức. Mọi biện pháp tôi thấy cũng mới chỉ là đối phó thôi” - Lưu The Quang:  tluu62@gmail.com.vn

 
Kiều Anh