"Biến tướng" học tiếng Anh: Phụ huynh và học sinh càng thêm gánh nặng
(Dân trí) - Mặc dù mục đích của chương trình tiếng Anh theo đề án 2020 của Bộ GDĐT rõ ràng là rất tốt và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, nhưng lại đã vấp phải phản ứng gay gắt của nhiều phụ huynh bởi sự biến tướng ở nhiều trường hiện nay.
Đầu tư cho tương lai
Về thực trạng việc triển khai chương trình giảng dạy tiếng Anh tại nhiều trường phổ thông trên cả nước cho tới thời điểm này, số lượng nhận xét tích cực chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ:
“Nhu cầu giỏi ngoại ngữ là có thật và rất cần thiết đối với học sinh. Xã hội đang bức xúc vì học ngoại ngữ 12 năm mà hầu như học sinh VN vẫn không thạo ngoại ngữ nào. Vậy học ngoại ngữ nào, học như thế nào? Tôi thấy ngành giáo dục vẫn còn đang lúng túng, nhiều đề án cải cách lãng phí cả nghìn tỷ. Nhưng việc để cho các trường chủ động liên kết với giáo viên bản ngữ cũng là một giải pháp tốt đấy chứ. Tốt nhất, phụ huynh nên cùng kiểm tra hiệu quả của nhà trường” - Hoang Manh: anhuichixui@yahoo.com
“Cũng không nên hiểu theo 1 hướng như vậy. Vì như con trai tôi học ở 1 trường ngoại thành thôi, nhưng trường cháu cũng tổ chức học tiếng Anh tăng cường. Mà theo tôi được biết thì phần mềm dạy tiếng Anh rất phong phú và gần gũi với các bé mới chuyển từ mầm non vào lớp 1. Các cháu dành 2 tiết/tuần để làm quen với tiếng Anh cũng tốt chứ và cũng chỉ hết 550k/năm học thôi. Tôi nghĩ có thể đầu tư được” - Nguyen Thi Hoa: ngomai572@yahoo.com.vn
“Nếu chỉ lấy ví dụ từ 1 trường mà đánh giá toàn ngành GD là không khách quan. Như con mình năm nay vào lớp 1, do chương trình chỉ có tiếng Anh từ lớp 3 nên phụ huynh thống nhất cho con học từ lớp 1 với học phí 70k/tháng, tuần 2 buổi, SGK cũng chỉ có 96k/2 quyển. Học mang tính chất làm quen với tiếng Anh để không bị bỡ ngỡ là chính. Học phí đâu có đắt… Ngoài ra con mình vẫn học tiếng Anh tuần 2 buổi ở trung tâm tiếng Anh trẻ em từ lúc 5 tuổi đến giờ. Học như chương trình mầm non: vừa học - vừa chơi - vừa hát mà, rất thoải mái. Tối nào cũng hát theo đĩa nhạc vang nhà. Có gì quá căng thẳng đâu nhỉ” - Dai Duong: daiduong252004@gmail.com
“Tôi thấy triển khai chương trình này cũng tốt đấy chứ. Con tôi đóng 100.000đ/tháng, tôi thấy cũng chấp nhận được. Tôi lại đỡ phải đưa đón con ra trung tâm ngoại ngữ bên ngoài học thêm vì làm gì có thời gian. Mà thấy cháu nhà tôi cũng hứng khởi học” - Vu Linh: Linhvu75@yahoo.com
Đừng núp bóng tự nguyện!
Ngược lại, nhận xét của Duy trongduyntd@yahoo.com: “Cho học ngoại ngữ sớm nhưng nhiều cái không đạt chuẩn thì hiệu quả không cao, lại gây tốn kém thêm cho phụ huynh học sinh. Mong các cấp ngành liên quan cân nhắc xem xét lại cho hợp lý”, có lẽ đã giải thích hộ cho hàng trăm phản hồi nhấn mạnh những nỗi bất bình của phụ huynh trước thực tế:
Trong khi chúng ta chưa chuẩn bị được nền tảng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết (nhất là về giáo viên có chất lượng đáp ứng được yêu cầu), thì việc triển khai “đại trà” như vậy chắc sẽ khó tránh khỏi tình trạng như đi khập khiễng. Hơn nữa, vấn đề lại một lần nữa nảy sinh bởi yêu cầu của nhà trường buộc phụ huynh “phải tự nguyện” cho học sinh học “tăng cường”, để rồi lại tiếp tục “tự nguyện” móc hầu bao chi trả học phí trong khi rõ ràng ai cũng thấy con em mình chẳng còn một chỗ trống nào trong đầu để mà nhồi nhét thêm nữa.
Hà Nội: 300 trường tiểu học dạy tiếng Anh Theo ông Phạm Xuân Tiến - trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 300 trường tiểu học đang triển khai nhiều chương trình tiếng Anh tăng cường theo hình thức tự chọn cho học sinh từ lớp 1 trở lên. Nhưng chỉ có 3-4 chương trình được Sở GD-ĐT Hà Nội thẩm định và kiểm soát được chất lượng dạy học. Dù với hình thức “tự chọn” nhưng ở những nơi tổ chức tiếng Anh tăng cường, đại đa số phụ huynh đăng ký cho con học. Một số nơi thu hút phụ huynh đăng ký cho con học tiếng Anh bằng cách đưa chương trình này vào các lớp “chất lượng cao”, nên phụ huynh muốn con học “chất lượng cao”, muốn chọn thầy, cô giáo tốt thì phải đăng ký tiếng Anh. Một số trường dùng giáo trình được biên soạn trong nước nhưng đa số các trường sử dụng giáo trình do nước ngoài thiết kế, như giáo trình Magic time, Let’s go, Super kids, Summer school, WaltDisney, Let’s learn... Không chỉ trường tiểu học, hàng trăm trường mầm non trên địa bàn Hà Nội cũng đua nhau đưa tiếng Anh vào chương trình cho trẻ từ 3-5 tuổi. 100% trường treo biển “chất lượng cao” đều dạy tiếng Anh. Theo V.HÀ, báo Tuổi Trẻ 10/9 |
“Tôi thấy quá đúng và cũng đang bức xúc về vấn đề này. Dạy tiếng Anh tăng cường mang tiếng là tự nguyện nhưng gần như bị bắt buộc. Rồi mỗi năm học một giáo trình, mỗi quyển giáo trình lên đến vài trăm ngàn đồng, sang năm học mới lại học giáo trình khác gây lãng phí. Tôi nghĩ Bộ GDĐT nên xem xét lại. Nếu học thì đưa vào chương trình chính khóa, còn không học thì bỏ luôn chứ đừng núp bóng " tự nguyện" nhưng lại bắt buộc như thế. Mà không chỉ có ở quận Hoàng Mai (HN) đâu, cả ở quận Đống Đa cũng vậy mà điển hình là trường tiểu học Kim Liên đấy” - MTH: lengocanh30041968@gmail.com
“Tui lấy làm lo lắng khi thấy giáo viên tiếng Anh chưa đủ trình độ để dạy các cháu cấp một (học sinh lớp ba). Tôi chưa nói về sự biến tướng như bài báo nêu. Ở 1 vùng nông thôn nơi tui mới về chơi thì thấy trẻ học tiếng Anh rất kỳ. Các cháu không biết phát âm cơ bản. Vậy là giáo viên chưa đủ khả năng truyền thụ kiến thức cho H/S, hơn nữa lực lượng giáo viên không đủ để dạy. Các cụ nhà ta đã dạy rằng "Vạn sự khởi đầu nan", nhưng hiện nay ta đang khởi đầu cho các cháu một cách tệ hại như vậy thì thật đáng lo thay!” - Bình Minh: thquang21@gmail.com
“Tiếng Anh tăng cường ư? Tôi thấy cứ như là một hình thức thu tiền có 'bảo trợ' thì có . Nền giáo dục bây giờ đã biến tướng rất nhiều, họ dường như không còn có cái tâm của nhà giáo chân chính nữa, chỉ biết làm gì để có nhiều tiền thôi. Chỉ ngày càng khổ học sinh và phụ huynh. Học sinh thì học tối ngày ở trường và nhà cô giáo, phụ huynh thì lo kiếm tiền nộp cho cô. Con tôi hiện đang học ở trường tiểu học Mai động - Hoàng Mai (HN).
Họ không bắt buộc nhưng dùng đủ mọi hình thức để ép phụ huynh phải cho con học tiếng Anh tăng cường. Có yếu tố ngoại nhưng chỉ là đứng đó cho vui thôi, mà cũng chỉ buổi đực buổi cái. Thực chất là để thu được tiền của phụ huynh bỏ vào túi của… Bộ GDĐT cần xem xét lại cách quản lý của mình xem như thế đã đúng chưa. Những người làm giáo dục mà như vậy thì có xứng đáng là nhà giáo không?... Cứ vậy chẳng trách nền giáo dục của chúng ta ngày càng xuống cấp. Rất buồn về nền giáo dục hiện nay!” – Trần Hùng: tranhungtran123@yahoo.com
“Các anh/chị có nhầm không. Năm nay Quỹ phụ huynh đóng 300k một kỳ cộng với tiền quỹ nhà trường 100k là 400k một kỳ đó. Một năm tổng cộng là 800k. Mỗi lớp 60 cháu là tổng 48 triệu đồng/lớp. Tiếng Anh thì quả là… khủng khiếp. Thà các cô đừng dạy các cháu còn hơn. Nói câu này không biết có bị quá không, chứ nhìn cô giáo dạy ngoại ngữ mà chẳng có chút tin tưởng nào cả… Tôi cũng thấy rất mệt vì con tôi cả hai cháu học tiếng Anh tại trường chẳng biết tý gì, mà còn sai toét, về sửa cho con mệt ơi là mệt. Tôi đã mất công dến sớm vài buổi đứng ngoài xem cô giáo dạy như thế nào, thì mới biết tại sao lại như thế…. Nói chung các khoản đóng góp thì nhiều vô cùng. Toàn thấy bắt phụ huynh viết giấy tự nguyện mà chính xác là bắt buộc phải theo. Không theo thì cứ chờ xem!!!” - Nguyen Bang Tam: nguyenbangtam2008@yahoo.com
Mỗi nơi mỗi khác
Liệu mấy ai có thể tin được vào cái sự học tự nguyện ngày nay nữa, nhất là khi mà gắn với nó bao giờ cũng là chuyện “đầu tiên” (nếu không muốn con mình bị phân biệt đối xử).
“Có một chi tiết là cùng học tiếng Anh cùng 1 cấp học, mà học phí mỗi nơi một khác, mặc dù trong cùng TP. Nơi thì 80k/tháng, nơi thì 120k, có nơi 130k/tháng....Cứ kiểu thu tùy tiện và không minh bạch thế này thì liệu PHHS có niềm tin ở thầy cô và nhà trường hay không?” - Le Minh: haymachtoi@gmail.com
“Đúng là như vậy! Trường TH nơi con tôi học còn đưa tiếng Anh đó vào giờ học chính khóa, còn môn chính khóa thì đẩy ra ngoài giờ. Nhìn cảnh con mới lớp 4 đã phải học từ 8h đến 17 h mà xót xa quá!” – Hoa Nguyen: Hoaphuongdo862@yahoo.com
“Thực tế cho thấy, mỗi tiết dạy tiếng Anh do người nước ngoài đứng lớp thường có 1 người trợ giảng của Trung tâm (là người Việt Nam) đến để chuyển tải - dịch - sang Tiếng Việt, kèm vào đó là một giáo viên của trường phổ thông quản lí lớp bởi giáo viên là người nước ngoài và trợ giảng không quản lí được lớp học. Như vậy, mỗi buổi học có tới 3 giáo viên tham gia vừa giảng dạy, vừa quản lí lớp. Việc tổ chức giảng dạy ngoại ngữ như vậy đặt ra nhiều câu hỏi:
1. Hiệu quả của việc học tiếng Anh "giao tiếp" (theo cách này) được đánh giá như thế nào? (Xin lưu ý, việc học này không có một kỳ sát hạch, kỳ kiểm tra nào cũng chưa có một quy định nào liên quan tới nó). Nói cách khác, việc dạy - học như vậy chỉ là "văn nghệ" tại trường phổ thông.
2. Trình độ của giáo viên người nước ngoài giảng dạy tại các trường phổ thông ở Việt Nam có đạt chuẩn theo Điều lệ của mỗi loại hình trường phổ thông do Bộ GD&ĐT quy định hay không?
3. Giáo viên nước ngoài đang dạy cái gì? Họ có công khai chương trình dạy không? Ai là người giám sát, kiểm soát chương trình dạy này?
4. Đối với chương trình phổ thông quá nặng như hiện nay (Bộ Giáo dục còn phải giảm tải), lại tiếp tục học thêm một môn học nữa có gây áp lực trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh hay không? (nhất là đối với học sinh trung học phổ thông còn áp lực của kỳ thi tuyển sinh Đại học nữa).
5. Giáo viên nước ngoài là nước nào? Ngôn ngữ của học có "chuẩn" thực sự không? (nếu chuẩn thì theo chuẩn nào?)
6. Mục tiêu thực sự của giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh "giao tiếp" tại trường phổ thông có phải là giúp học sinh nâng cao khả năng giao tiếp, hay mục tiêu chính là mục tiêu kinh tế của các Trung tâm giới thiệu giáo viên?
7. Trước áp lực về gánh nặng các khoản thu của mỗi nhà trường cho con em mình, giờ phụ huynh lại thêm khoản nộp tiền học ngoại ngữ. Như vậy (khoản này cũng không nhỏ) sẽ thu được kết quả gì?
Từ những điều bất cập như vậy, niềm tin của nhiều người dân với ngành giáo dục vốn dĩ đã… mong manh, giờ càng thêm… khó thấy. Tỉ lệ nghịch với cơ sở để nghi ngờ về “mặt trái” của chủ trương vốn dĩ đúng đắn này, lại cứ ngày càng lớn thêm lên.
Trước hết “mũi dùi” của dư luận tất nhiên phải chĩa vào Ban Giám hiệu cùng các giáo viên nhà trường:
“Chung qui lại là giáo viên, nhà trường muốn kiếm thêm thu nhập bởi nghề giáo viên vốn dĩ lương không cao cho lắm, từ đó dẫn đến đủ kiểu đủ loại dạy thêm/học thêm, thu thêm. Có điều muốn kiếm tiền cũng được thôi, nhưng đừng nên làm cái chuyện gượng ép học sinh như thế này, nếu học sinh đã không muốn hoặc không có điều kiện thì việc gượng ép sẽ trở thành việc làm sai đạo đức” - Trương Minh Thắng: nguoiratnoitieng@gmail.com
Nhưng hãy nghe thêm lời tâm sự của một cô giáo:
“Ngày hôm nay mình đọc bài báo này và các ý kiến phản hồi mà thấy xót xa quá. Thực trạng đúng là như vậy. Nhưng xin tất cả mọi người hãy đánh giá đúng vấn đề. Tất cả đều do những người lãnh đạo chỉ đạo từ sở, phòng và đến hiệu trưởng liên kết tạo ra cái gọi là biến tướng đó, trong đó ai cũng có quyền lợi. Chúng mình là những giáo viên tiếng Anh, học ĐH chinh quy ra, dạy vất vả một tiết cũng chỉ được trả 30 ngàn đồng thôi, không có gì hơn cả. Nhiều bậc phụ huynh nhìn vào cứ tưởng cô giáo được nhiều lắm. Như mình đây, dạy tiểu học hàng chục năm, có đủ mọi thành tích: giáo viên giỏi cấp quận, thành phố, liên tục có nhiều học sinh giỏi cấp quận, thành phố, quốc gia. Nhưng đến giờ vẫn ăn lương hợp đồng với trường, dạy gần 30 tiết một tuần, dến cuối tháng chỉ được 3 triệu tiền lương, trừ bảo hiểm gần 500 ngàn. Vậy theo các bạn, tôi có nuôi nổi ai nữa không. Mà giờ tôi phải có khoảng 150 triệu dắt lưng mới dám mơ đến một suất biên chế. Với số tiền đó chúng tôi sẽ phải dạy không công bao nhiêu năm mới có được?... Vậy mà trong rất nhiều cuộc họp, các đồng chí lãnh đạo các phòng, sở, quận vẫn hô hào: Thu hút nhân tài, giáo viên giỏi… đấy các bạn ạ” - Lê Phương Đông: phuongdong@gmail.com
Danh sách còn dài
Và thêm nhiều bạn đọc cũng đã lập tức gửi phản hồi, hưởng ứng đề nghị của một bạn muốn báo chí nên lên danh sách các trường bị PHHS phản ứng nhiều, để chuyến tới giới chức các cấp của ngành GDĐT cũng như các ban ngành hữu quan:
“Em tôi hiện đang học lớp 3 ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, trường liên kết với TT NN FLC. Lớp có 50 người mà học phí thu với giá “cắt cổ” 500.000VND/ tháng, chủ yếu là người Việt dạy, chỉ thỉnh thoảng các cháu mới được tiếp xúc với giáo viên nước ngoài. Nhưng điều đáng nói là những giáo viên này chỉ dạy 1 thời gian rất ngắn như kiểu là khách du lịch làm thêm thôi. Giáo trình thì bắt mua nhiều lắm, nhưng hỏi cháu học được cái gì thì cháu chỉ biết được 1/10 so với giáo trình. Nói thì sai phát âm, song cuối năm vẫn đạt chứng chỉ tiếng Anh loại Giỏi của trung tâm. Khi phụ huynh góp ý thì giáo viên chủ nhiệm phủi trách nhiệm cho nhà trường, còn người phụ trách trung tâm liên tục lảng tránh. Thật sự là rất bức xúc. Em tôi đã phải chịu cảnh này từ khi vào lớp 1. Tôi nghĩ, tiếng Anh là 1 trong những môn học bắt buộc trong hệ giáo dục của ta, vậy tại sao 1 trường tiểu học công lập chả lẽ không có giáo viên dạy tiếng Anh mà lại phải đi thuê trung tâm bên ngoài về dạy, học phí đắt đỏ mà không chất lượng gì cả?” - Nyn: sadgirl_no1topstupid@yahoo.com
“Ở huyện Thanh Trì, tại tường tiểu học Đông Mỹ cũng vậy. Các lớp 1,2 học tiếng Anh do nhà trường mời trung tâm Bình Minh dạy, mỗi khóa học 850.000đ. Phần trăm nộp lên… Nếu cháu nào không học, cho vào phòng thư viện chơi. Cô xếp tiết tiếng Anh vào giữa các tiết, các cháu bảo: Con không hiểu, toàn chơi trò chơi. Lớp 3,4,5 xếp vào giữa các tiết buổi sáng, mỗi khóa học 850.000đ. Tiếng Anh không mất tiền của Sở GD thì xếp vào buổi chiều” - Pham Thi Hoa: phamquanglinh24@yahoo.vn
“Có rất nhiều trường. Điển hình như trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, HN. Bắt ép phụ huynh để các con lớp 1 học tiếng Anh mất gần 5 triệu/1 kì, học tương tác, tiền bồi dưỡng giáo viên 150.000đ/ cháu/ tháng. Choáng với mức đóng của tiểu học bây giờ quá? - Quang Hà: gianghuongbm@gmail.com
“Con tôi cũng vậy! Con tôi mới học lớp một tại một trường PTCS công lập tại đường Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình. TP.HCM. Cháu mới vào lớp một thôi mà học tiếng Anh tăng cường tới tám tiết một tuần, mua bộ sách (5 cuốn) hết gần tám trăm ngàn, học phí thì chưa biết. Nhưng mỗi ngày cháu đi học mang cái cặp gồm bộ sách tiếng Anh, sách tiếng Việt, toán, tập ... tôi thấy cháu oằn cả lưng. Đã nặng về trọng lượng cái cặp rồi còn nặng cả về việc học.Cháu than: Sao vào lớp một bài nhiều quá... Học trong trường như thế nào thì không biết, nhưng về nhà phải tập viết trên hai loại tập thêm hai trang nữa. Không biết rồi chất lượng thế nào, nhưng tôi thấy học kiểu này chắc con mình thành "thánh" luôn quá” - Tuyen: tuyen.tsn93@yahoo.com
“Không phải ở quận nội thành mới học như vậy đâu, học sinh chúng tôi ở nông thôn (Trung Hòa - Chương Mỹ - HN) cũng bắt phải theo chuơng trình tiếng Anh tăng cường năm nay là năm thứ ba rồi. Học bắt buộc cả năm khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Khổ nhất là HS lớp 3, 4 đã có 2 tiết tiếng Anh của bộ GD, giờ thêm 2 tiết tiếng Anh Ponic. Bố mẹ cứ nai lưng ra mà "tăng cường" thêm tiền đóng học phí cho con” - NTT: lycayxanh@gmail.com
“Nếu học có chất lượng hoặc học sinh có kiến thức về tiếng Anh thì thôi đóng góp thêm cũng được. Đằng này kiến thức ngoại ngữ của các cháu vẫn… không có gì. Đề nghị thanh tra giáo dục qua trường tiểu học Kim Liên xem: đóng góp ngoài các khoản trời ơi và không hóa đơn do lớp và trường đề ra, còn có tiền học tiếng Anh hơn 3 triệu đồng/1 kỳ đó...” - Crystal: daibang@gmail.com
Danh sách còn dài lắm mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể đưa lên hết được. Thay vào đó, dù nói sao đi nữa thì đại đa số PHHS vẫn mong muốn ngành GDĐT tham khảo thêm kênh nhận xét của người dân, kể cả những lời lẽ khá nặng nề như của Nguyen Xuan khoithanglong6@yahoo.com
“Tệ nạn học thêm tràn lan được biến tấu dưới nhiều hình thức đang diễn ra hầu hết các trường, các cấp học ở Việt Nam. Áp lực học cũng như áp lực từ sự "đe dọa" của giáo viên đã làm cho con trẻ ngày nay thường phải kinh hãi khi đến trường. Hỏi rằng các nhà quản lý giáo dục có biết không? Chắc chắn là họ có biết nhưng vẫn làm ngơ, vì như vậy sẽ được tiền mà không phải mệt công. Hệ thống quản lý giáo dục của Việt Nam hiện nay cần "đổi mới toàn diện" về nhân sự thì mới tốt lên được. Nhưng mà khó đây… Cực quá, các con phải chịu khổ dài dài nữa thôi...”
Song song với 1 “hạng mục” mới cũng được PHHS nêu danh: