Bạn đọc hiến kế tinh giản 100.000 công chức

(Dân trí) - “Chỉ mong là đợt tinh giảm này không trao "THANH KIẾM" cho các nhóm CƠ HỘI thanh lý người không cùng cánh, để củng cố phe cánh của họ!”- Bùi Đán danbuivan50@gmail.com

Bạn đọc hiến kế tinh giản 100.000 công chức
Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến nhân dân, được bạn đọc báo Dân trí quan tâm đặc biệt và dành nhiều phản hồi về tòa soạn báo Dân trí

Trước hết, đông đảo bạn đọc hoan nghênh Dự thảo Nghị định tinh giản  biên chế này:

Giảm biên chế là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng giảm như thế nào là điều phải cụ thể hóa để sử dụng đươc người tài…” - Nguyễn Văn Mạo tiec11@yahoo.com.vn

“Giảm biên chế là một chủ trương rất đúng, rất trúng ! Nhiều người chưa hiểu, lại cho rằng dùng tiền để giảm biên chế là không được, nhưng không có tiền thì làm sao giảm được biên chế? …” – Thành tiendtlc@gmail.com

"Đáng lẽ ra phải làm từ rất lâu rồi và phải làm thường xuyên, 5 năm một lần. Nếu tính chi phi thì mới chỉ bằng 1% của Vinalines gây thiệt hại. Nếu như chúng ta chống được tham nhũng và tiêu cực thì mọi việc đều OK.” - Ngoc Thuy ngocthuy@yahoo.comạn

Tuy nhiên, có không ít bạn đọc băn khoăn về tính khả thi việc tinh giản 100.000 công chức:

“Tôi nghĩ là không thể thực hiện được việc này đâu. kế hoạch thì rất hay nhưng đi vào thực hiện mới thấy nhiều bất cập và nhiều khó khăn, chỉ sợ rằng cuối cùng mục đích không những không đạt được mà còn lại còn tăng thêm nhiều cán bộ cắp ô nữa ấy chứ.”- Bùi Sen buisendk@gmail.com

“Không thể làm nổi đâu, tôi nghĩ như vậy. Thứ nhất là con ông cháu cha. Thứ 2 là do quen biết, chạy chọt để được vào. Vậy thì đuổi sao được? Ý tưởng của nhà nước là đúng, cần lấy những người có năng lực thực sự. Nhưng khi thực hiện thì các cấp dưới làm còn hạn chế, nên không thể làm được. Hoặc họ cố ý làm sai trái đi...” - Thắng thanhoaiknhn@gmail.com

“Tinh giản biên chế ư? Từ khi đi làm cho đến khi nghỉ hưu, tôi thấy không biết bao nhiêu lần TINH GIẢN BIÊN CHẾ. Kết quả là biên chế lại nhiều hơn…”- Bach Khoa thudh2003@bk.ru

Nhưng cũng không ít bạn đọc bày tỏ quyết tâm tinh giản biên chế:

“Tại sao nghe giảm người dân lại nghi ngờ như thế? Vạch ra đường lối tốt rồi nhưng thực hiện theo nó là cả sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là các vị lãnh đạo.”- Tuấn Mạnh tuanmanh2210@gmail.com

“Các vị cứ làm đi cho nước Việt đi lên, chứ nếu cứ nghe các phát biểu kiểu "kỳ đà cản mũi" thì tôi e là chả làm được gì tốt cho Tổ quốc?”- Trần Đưc tranduxo@gmail.com

Điều bạn đọc băn khoăn nhất trong việc tinh giản 100.000 công chức là làm thế nào để xác định chính xác ai là người trong diện cần phải tinh giản:

Bạn đọc hiến kế tinh giản 100.000 công chức
"Bộ Nội vụ quy định rõ người không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, 2 năm liên tiếp bị đánh giá năng lực hạn chế" Nhưng vấn đề ai là người đứng ra đánh giá cho khách quan, họ là con cháu cha, họ là người có tiền chạy chọt, việc chạy vào khó vậy họ còn làm được nói chi là việc đánh giá xếp loại ở cơ quan. Chẳng hiểu mấy ông bên Bộ Nội vụ nghĩ sao mà làm vậy??”- Đồng Hùng donghungng@gmail.com

“Quản lí, đánh giá, phân loại cán bộ, viên chức như thế nào để xác nhận năng lực cán bộ? Liệu có nảy sinh vấn đề tiêu cực " nhất thân, nhì quen" thậm trí cả dùng " TIỀN" không nhỉ? Nếu công tác tinh giảm không tốt thì ta lại tinh giảm người "giỏi " để bổ sung người kém năng lực.”- Tiếng dân dongthinhgas669@gmail.com

“Việc tinh gảm biên chế công viên chức Nhà nước không có gì khó cả, chỉ sợ khó là vì không công tâm, không minh bạch để chọn ra những người có đạo đức có năng lực trình độ để cống hiến cho xã hội mà thôi. Tôi chỉ sợ người tài không được sử dụng mà toàn con ông cháu cha mà thôi ?”- Cong Ly thuyduongnguyen@yahoo.com.vn

“Việc tinh giảm biên chế chỉ thực hiện thành công khi Nhà nước tìm ra "phương pháp đánh giá để loại bỏ những “hạt sạn” ra khỏi bộ máy hành chính như thế nào để cho công bằng, khách quan với mọi đối tượng". Trái lại, nếu không có phương pháp đánh giá thực chất năng lực của người làm việc thì sẽ lại càng dẫn đến tình trạng tiêu cực nhiều hơn?”- Ngô Thị Ngọc Lan n.ngoclan89@gmail.com

Và nhiều bạn đọc hiến kế cho công cuộc tinh giản biên chế:

“Phải có một tổ chức độc lập đứng ra thanh lọc chứ để cơ quan tự thanh lọc chắc chắn sẽ tiêu cực chạy chọt và con ông cháu cha sẽ ở lại.” - Cong trancong415@gmail.com

“Theo tôi, vấn đề tinh giảm bộ máy không khó, cái chính là Đảng và Chính phủ kiên quyết. Đề nghị Bộ Nội vụ trực tiếp đến các tỉnh thành tổ ch­­­­­ức kiểm tra chất lượng cán bộ độc lập, không cho cán bộ lãnh đạo các tỉnh tham gia thì sẽ lòi ra những công chức "rỏ­m" con ông cháu cha ngay. Khi có kết quả, ra quyết định tinh giảm ngay gửi về tỉnh, yêu cầu thụ­c hiện. Như­ vậy chắ­c chắ­n sẽ chọn đuọc đội ngũ công chức đủ trình độ, đáp úng yêu cầu công tác.”- Le Dung hoabinhnuocsach@gmail.com

“Những ý kiến lo ngại đã được nhiều người đề cập đến: đó là những người làm được việc nhưng không phải con ông cháu cha, không theo bè cánh hay không có người nâng đỡ sẽ là người bị tinh giảm đầu tiên? Hiện nay trong xã hội này mà không có vây cánh hay không có người nâng đỡ là...hỏng, việc này xảy ra ở hầu hết các cấp, ngành...... Vì vậy theo tôi, các vị giới chức nên nghiên cứu lại phương án, ví dụ như: Cổ phần hóa, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, các tổng công ty nhà nước. Với việc này thì chỉ có ban lãnh đạo và kế toán đơn vị họ mới là công chức, viên chức, còn lại là hợp đồng giữa người lao động và đơn vị đó. Những đơn vị này vừa chịu sự quản lý của Nhà nước, vừa đóng thuế và vừa giảm được biên chế Nhà nước. Còn đối với các đơn vị quản lý Nhà nước thì phải khống chế chỉ tiêu công chức. Các trường hợp người lao động muốn chuyển vào làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước phải trải qua ít nhất 5 năm làm tại đơn vị sự nghiệp.” - Nguyễn Văn Tiến tienxdvp@gmail.com

“Theo tôi, phải phân loại theo năng lực, phẩm chất. Số đã gần về hưu, năng lực công tác ở mức trung bình trở xuống và có năm công tác lâu... nên cho nghỉ hưu trước tuổi theo quy định cụ thể. Còn lại, hàng năm đều phải qua bồi dưỡng, thi tuyển để sàng lọc chất lượng theo chuẩn chung của Bộ Nội vụ, nếu không đạt, dù đó là ai cũng nên cho nghỉ việc; với cán bộ, phải có tiêu chí thi tuyển cho phù hợp từng loại hình, không đạt thì cho rời ghế đương nhiệm, trở về làm chuyên môn, nghiệp vụ theo trình độ vốn có... tất cả đều phải đảm bảo tính khách quan làm đầu trong tuyển dụng, sử dụng, tránh lấy mới chọn và sắp xếp được công chức đúng người, đúng việc. Như thế, bộ máy Nhà nước ta mới có thể mạnh và đúng nghĩa Nhà nước của dân, do dân.”- Trần Xuân Tĩnh xuantinh58@gmail.com

“Việc tinh giản cần phải xem xét kỹ lưỡng cho từng cơ quan, từng đơn vị. Những quận, những phường đông dân cư, nhiều việc thì cần bố trí cán bộ cho hợp lý còn những huyện những xã ít việc thì có thể phân công một số cán bộ kiêm nhiệm thêm việc có thể ngoài chuyên môn và tăng phụ cấp cho cán bộ đó. Ở một số vùng xa xôi hẻo lánh thì trình độ cán bộ còn hạn chế, vì vậy chúng ta cần khuyến khích những người có năng lực mà muốn được cống hiến cho Nhà nước đi công tác lên các vùng khó khăn có điều kiện trong khoảng thời gian 5 năm hoặc 10 năm gì đó, sau đó lại tạo điều kiện cho họ được chuyển về nơi công tác theo nguyện vọng của họ. Giống như ngành sư phạm đang làm đó. Nơi nào mà cán bộ để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu mất an toàn về mặt an ninh xã hội thì cũng nên thẳng tay cách chức lãnh đạo chính quyền và những cán bộ có liên quan để thay người khác vào. Có như vậy thì việc tinh giản mới đạt được hiệu quả cao. Tôi mong rằng Nghị định này sớm đi vào cuộc sống để cho xã hội ta trở nên văn minh thực sự.” - Đào Đông Hưng chuhunghoi@gmail.com

“Tinh giản biên chế phải đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có người bị tinh giản. Nên quy định rõ người đứng đầu cơ quan đó chịu trách nhiệm như thế nào trước rồi hãy tính đến các tiêu chí cho những người khác.”- Oanh doibo7982@yahoo.com.vn

“Theo tôi nghĩ thế này: Ta cứ cắt luôn 1 năm 100.000 người đi, còn việc ai ở ai đi là việc của thủ trưởng cơ quan đó, miễn sao cứ hoàn thành nhiệm vụ là được. Nếu cơ quan đó không hoàn thành nhiệm vụ thì xử lý ông thủ trưởng. Nếu ông ta cho toàn con cháu ở lại mà không làm được việc thì ông ta chịu trách nhiệm. Cứ bổ đầu lãnh đạo cao nhất mà xử lý và giao quyền cho ông ta. Điều quan trọng là phải xác định chính xác số người cần thiết cho mỗi cơ quan là bao nhiêu. Vậy thôi!” - Nguyễn Văn Bốn bonnasico@gmail.com

“Bộ Nội vụ hãy làm gương tinh giảm biên chế ngay trong ngành mình và thông báo trên phương tiện thông tin cho nhân dân phấn khởi.” - Trần Quốc Bình minhbinh@gmail.com

“Có tâm làm hay không thôi. cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ từng vi trí, sau cho tổ chức độc lập thi tuyển lại. công chức đảm nhận công việc gấp hai, ba lần công việc hiện tại và nâng luơng cho họ. OK.”- Huynh Hằng huynhhang87@yahoo.com

Bạn đọc mong muốn có sự thận trọng và bước đi thích hợp để đảm bảo thành công trong việc tinh giản biên chế:

“Dự thảo Nghị định là như vây, nhưng trong quá trình tổ chức chức thực hiện chúng ta cần làm thận trọng hơn để tình trạng người cần phải được tinh giản thi không tinh giản, còn người không làm được việc thì vẫn ngồi đó, sáng vẫn cắp ô đi tối vẫn cắp ô về. Một vấn đề nữa cũng cần phải quan tâm, đó là khi tổ chức thực hiện làm không công tâm sẽ dễ gây ra một cơn bão "chạy chọt để giữ ghế"”- Trần Thị Hà Như viêtduyn2007@gmail.com

“Có thể ví với hình ảnh: Một công trình có 100 cột, trong đó có thể 50 cột đã mục ruỗng, nhưng vẫn còn đứng vững vì 50 cột còn lại chắc chắn. Nếu rút bớt nhầm 30 cột tốt thì e rằng 20 cột còn lại sẽ không chống đỡ nổi cho công trình.”- Lengocdungtn lengocdungtn@gmail.com

“Tinh giản là cần thiết và quan trọng rồi, nhưng quan trọng hơn là song song với nó phải xiết chặt tuyển dụng. Bởi vì nếu không 6 năm nữa lại có bộ máy nhiều hơn thế và chất lượng lại kém hơn. Dân lại è cổ ra đóng thuế nuôi.” - Nguyễn Ngọc Sâm samnguyenngoc54@yahoo.com.vn

“Chỉ mong đợt tinh giảm này không là trao "THANH KIẾM" cho các nhóm CƠ HỘI thanh lý người không cùng cánh, để củng cố phe cánh của họ!” - Bùi Đán danbuivan50@gmail.com

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)