Thư ngỏ gửi ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch tỉnh Bình Định:

(Bài 3): Để nâng cao giá trị xuất khẩu cá Ngừ Đại Dương Việt Nam

(Dân trí) - Mục đích của bài viết này nhằm: Đầu tư thấp (tận dụng những gì sẵn có, cải tiến các thiết bị sẵn có mà vẫn phải đạt được mục đích cuối cùng là chất lượng cá ngừ cao, bán được với giá từ 1500 ¥ đến 3000¥ (giá bán tại chợ đấu giá Nhật Bản). <br><a href='http://dantri.com.vn/dien-dan/ly-do-ca-ngu-viet-nam-chat-luong-thap-va-giai-phap-khac-phuc-945543.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Lý do cá ngừ Việt Nam chất lượng thấp và giải pháp khắc phục</b></a>

3 con cá ngừ đầu tiên đạt tiêu chuẩn được chọn xuất khẩu qua Nhật đấu giá (ảnh: Doãn Công)
 

3 con cá ngừ đầu tiên đạt tiêu chuẩn được chọn xuất khẩu qua Nhật đấu giá (ảnh: Doãn Công)

 

Nếu đầu tư cao thì thời gian thu hồi vốn sẽ lâu, bà con ngư dân vẫn phải chịu cảnh nợ nần và họ sẽ không thể không lo lắng trong cảnh nợ ngân hàng. 
 
Cần mang lại lợi ích tối  đa cho ngư dân và  doanh nghiệp Việt Nam (không phải chỉ doanh nghiệp nước ngoài).

 

Kinh doanh cá ngừ gồm các khâu như sau:

 

1/. Đánh bắt: Phương tiện đánh bắt phù hợp với việc câu cá ngừ. Để chất lượng cá ngừ tốt thì các phương tiện phải phù hợp như:

 

+ Dụng cụ đưa cá từ biển lên tàu (tạm gọi là hộp cá) phải đảm bảo cá vẫn còn sống nhưng không giãy dụa  được. Hộp cá bằng Inox gồm hai nửa, có liên kết kiểu bản lề ở phía đuôi, hình dáng giống hình quả bom  (phần đáy thắt lại  để giữ chặt đuôi cá không cho giãy dụa khi kéo lên tàu). Kết cấu vững phía đáy là kết cấu kiểu bản lề, kết cấu phía trên có 2 móc để móc dây. Khi sử dụng thả hộp cá đã mở miệng xuống nước,  dùng móc kéo cá vào vị trí  hộp cá, rút dây trên miệng dụng cụ, hai nửa của hộp này sẽ ép cá vào và đưa lên dễ dàng (dụng cụ này giá thành rẻ). Không cần máy chích xung điện. (Thiết kế hộp cá sẽ trình bày sau).
 
2/. Sơ chế bảo quản trên tàu:

 

+ Dụng cụ chọc tiết cá (không dùng dao) dùng ống bằng Inox đường kính khoảng 15-20mm, mài vát thật sắc 1 đầu, đầu còn lại nối với ống nhựa (loại ống không bẹp) gắn vào máy bơm nước. Sử dụng khi đưa cá lên tàu, dùng đầu nhọn chọc vào mang cá hướng xuống phía bụng sao cho chọc vào tim cá, sau đó bật máy bơm để đẩy nhanh máu cá ra ngoài.

 

+ Dụng cụ phá hủy não cá: dùng dùi nhọn chọc vào ót cá để khoan thủng sọ và để thông với tủy sống.

 

+ Dụng cụ phá hủy tủy sống: dùng dây đàn Piano loại dây nhựa để xuyên tủy cá.

 

+ Dao để mổ bụng lấy nội tạng và mang cá.

 

+ Máng treo cá giống như máng treo heo trong các lò mổ.

 

2/. Quy trình sơ chế:
 
+ Đưa cá lên tàu an toàn, không va đập, không cọ xát vào thành tàu, cá vẫn sống.
 

+ Chọc tiết cá để lấy hết máu cá và làm cá chết nhanh nhất, dùng máy bơm nước để máu thoát ra nhanh hơn.

 

+ Phá hủy não, phá hủy tủy sống.

 

+ Lấy nội tạng và mang cá.

 

+ Sau khi cá được làm sạch thì cho cá vào ngâm nước biển đá (lạnh). Để cho thân nhiệt cá hạ xuống thấp nhanh nhất trước khi đưa cá vào hầm ướp đá xay để bảo quản.

 

+ Chuyển sang hầm ướp đá xay nhồi đá vào bụng cá, phủ đá kín xung quanh.

 

3/. Đánh giá chất lượng, đóng gói, vận chuyển cá sang các chợ đấu giá ở Nhật:
 
Nếu tất cả các khâu trên làm đúng tiêu chuẩn thì khâu thương mại là khâu làm ra tiền nhiều nhất (lợi nhuận cao nhất) mà không cần liên kết với công ty nước ngoài nào. Nếu thực hiện đúng quy trình thì giá cá Ngừ Vây Vàng giá khoảng 18-30 USD/kg là hoàn toàn khả thi. Cho nên theo tôi, có lẽ không nên liên kết với nước ngoài để làm việc này vì bao nhiêu khó khăn ngư dân gánh hết rồi, có cá chất lượng tốt thì ai làm thương mại kết quả tôi nghĩ cũng giống nhau.

 

Khâu này không đòi hỏi kỹ thuật mà đòi hỏi kỹ năng:

 

+ Vật liệu đóng gói: Tấm vải nilon rộng khoảng 5 mét vuông, đá khô (CO2) 5-6 kg cho hai con cá khoảng 100 kg. Thùng carton loại 7- 9 lớp không thấm nước, kích thước khoảng 50 x 40 x 1700cm. Băng keo.

 

+ Đóng gói: Dùng vải nhựa nilon loại dày để chống rách, đặt tấm vải nhựa vào trong thùng carton, đặt 2 con cá xếp ngược nhau vào thùng,  bỏ 2 viên đá khô vào 2 bụng cá, 3-4 viên còn lại rải xung quanh cá. Sau đó quấn nilon sao cho không khí trong và ngoài bao nilon không trao đổi được với nhau (giữ độ lạnh lâu nhất). Cuối cùng dùng băng keo quấn kín các mép của thùng carton để giữ cho kín hơi.

 

+ Đánh giá chất lượng cá ngừ: Khâu này là khâu quan trọng nhất trong công việc thương mại. Ở khâu này tỉnh nên có kế hoạch cho 2-3 người đi học cách đánh giá chất lượng cá ngừ (học môn này không khó nhưng đòi hỏi người học phải có giác quan và vị giác tốt).

 

+ Thương mại cá ngừ: Để có lợi nhuận cao thì không nên sử dụng phương pháp thương mại truyền thống là mua đứt bán đoạn, mà nên sử dụng phương pháp gửi bán (Consignment).

 

+ Nhân sự để làm thương mại: Nhân sự của bộ phận này phải am hiểu về thương mại quốc tế, vận chuyển hàng không, quan trọng nhất là phải biết điều phối công việc hợp lý thì mới không xảy ra rủi ro (quản trị công việc thông minh, khoa học). 

 

+ Đại lý cá ngừ tại Nhật: Nên tìm những đại lý có uy tín vì giá bán cá sẽ cao hơn (cùng chất lượng như nhau) dựa vào uy tín của đại lý. Tìm đại lý tại những thành phố có chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang (Tokyo , Osaka...)
 
+ Đại lý hàng không: Chọn đại lý có khả năng có chỗ với số lượng lớn trên các chuyến bay tới Nhật, giá cả hợp lý (1,65 USD/kg trên 1.000 kg là hợp lý).

 

4/. Tổ chức thực hiện:

 

4 -1/. Tổ chức khâu đánh bắt, sơ chế bảo quản. Tập huấn cho thuyền trưởng, thủy thủ cách đánh bắt và sơ chế đúng kỹ thuật.

 

4- 2/. Chọn người để học về cách giá chất lượng cá ngừ (chọn 6 nhưng qua học và phân loại chỉ dùng khoảng 3 người là được).

 

4 - 3/. Chọn nhân sự để làm thương mại và gửi cá đi, theo dõi báo cáo của đại lý.

 

4 - 4/. Cần một vị lãnh đạo tài ba để lãnh đạo nhóm, triển khai công việc.

 

4 - 5/. Phân chia lợi nhuận:

 

+ Công ty Thương mại: Làm từ khâu đánh giá chất lượng cá ngừ đến khi bán xong hàng, nhận tiền từ đại lý. Tổ chức chế biến cá ngừ lạnh cho những con cá không đủ chất lượng xuất khẩu tươi.

 

+ Ngư dân bao gồm chủ tàu và thủy thủ đoàn.

 

+ Giá cá tại bến Việt nam: Lấy gốc giá cá là giá chợ coi như giá cá bán ra (chủ tàu và ngư dân được hưởng 100% khoản này).

 

+ Lợi nhuận do việc gửi bán cá : Giá bán tại chợ Nhật trừ đi các chi phí bao gồm: Cước máy bay, phí soi chiếu an ninh, lệ phí sân bay, cước hàng không, phí giao nhận tại Nhật, phí chợ thuế nhập khẩu, đại lý phí = lợi nhuận. Để khuyến khích ngư dân có trách nhiệm với công việc của họ thì chia thêm cho ngư dân 30% đến 50% của phần lợi nhuận này.

 

5/. Phương thức cải tiến các tàu gỗ cũ sẵn có để câu cá ngừ đạt hiệu quả:

 

+ Thiết kế thêm 1 tời tay có thể kết hợp với tời điện.

 

+ Thiết kế 1 đến 2 hộp cá (như trình bày ở mục 1).

 

+ Ống phóng tiết cá, ống nhựa, máy bơm, dao sắc, dùi đục não cá, dây đàn Piano bằng nhựa.

 

6/. Tính toán vận trù: 
 
Để giảm chi phí quản lý cũng như tránh việc có ngày nhiều tàu về một lúc, có ngày không có tàu nào về, người chỉ huy nên điều động sao cho ngày nào cũng có hàng xuất đi (trên 1.000 kg/ngày, tối đa mỗi ngày chỉ xuất 5-6 tấn) là đạt yêu cầu.
 

+ Với giá tại bến cá loại A: khoảng 110.000đ/kg = 5,2 USD/kg.

 

+ Các chi phí khác để cá bán xong tại chợ Nhật khoảng 5,8-6,2 USD. Tổng chi phí 11,4 USD/kg. Tức là bán giá 11,4 USD /kg là giá hòa vốn (hòa vốn của công ty thương mại, còn ngư dân vẫn bán được giá 110.000đ/kg). Nếu bán được giá 18 USD thì lợi nhuận sẽ là 6,6 USD/kg. Giả sử lô hàng này là 1.000 kg = 6.600 USD. Nếu là lô hàng là 5.000 kg = 33.000 USD. Tôi khẳng định rằng các quy trình hướng dẫn ở trên nếu được áp dụng triệt để, giá cá chắc chắn trên 15 USD/kg.

 

7/. Góp ý:
 
Từ phân tích ở trên ta thấy phần lợi nhuận lớn nhất nằm ở khâu thương mại, ở khâu này rủi ro hầu như không có. Cho nên không cần liên kết ở khâu này mà nên để ta tự làm.
 
Trong kinh doanh cá ngừ từ khai thác sơ chế, đánh giá chất lượng đến đóng gói, gửi bán... tôi có thể giúp tỉnh ở tất cả các khâu trong kinh doanh cá ngừ để ngư dân Việt Nam bớt khó khăn.  

 

Trân trọng!

 

Đỗ Quốc Việt:  viet.dq@fmail.vnn.vn