Án phạt Xe vẫn lơ lửng

(Dân trí) - Chỉ có chuyện cái Xe thôi mà mãi vẫn cứ lùng nhùng như… cá quẫy trong lưới, đến mức Bộ trưởng GTVT phải gửi tờ trình tới Thủ tướng. Hơn nữa, dư luận đã phản đối ầm ầm suốt bao lâu nay mà vướng mắc vẫn được cho là “có 2 quan điểm khác nhau”?

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Gươm kia ngự ở trên tường...

 

Có lẽ đến nay không người dân VN nào còn không biết tới cụm từ xe “không chính chủ” sau khi đã bị “thanh gươm Damocles” thời nay của VN - dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt - treo lơ lửng trên đầu quá lâu. “Trảm” thì xuống gươm luôn, không thì bỏ hẳn đi cho dân nhờ chứ mãi nhùng nhằng “kiểu VN” thế này dân… chắc bị bệnh sốc dài dài quá!

 

“Quy định xe phải đăng ký chính chủ là điều không thể bỏ qua, nhưng không phải quy định để CSGT có thêm cớ để bắt phạt người dân. Chỉ có chính quyền địa phương và công an phường xã mới nắm được xe chính chủ và không chính chủ. Vì thế nếu cần, nhà nước nên quy định cho dân một thời gian nhất định để chuyển đổi. Lúc đó công an phường xã mới là người xử phạt, chứ CSGT ở ngoài đường làm sao biết xe nào chính chủ và không chính chủ? Ở các nước tiên tiến họ quy định khi bán xe phải thông báo cắt toàn bộ những gì liên quan đến chủ cũ và tất nhiên người mua cũng phải đăng ký lại đúng tên mình... Ở VN, quy định không đúng chỉ làm khổ dân nhưng lại tạo cơ hội cho những người làm trong các cơ quan công quyền nhũng nhiễu dân hơn để... Tôi thấy như kinh nghiệm ở Đức là hàng ngày có những cảnh sát lái xe rất chậm trong các bãi đậu xe để truy tìm xe vi phạm và tước quyền lưu hành” – Nguyen Thang:  thangbalong@mail.ru

 

“Xe chính chủ - chuyện nhỏ mà cứ bàn cãi mãi rồi kêu khó? Theo tôi, không cần phạt ai cả, chỉ cần Thủ tướng ra quyết định: Người đứng tên chủ phương tiện, chủ sở hữu tài sản được pháp luật bảo hộ. Việc thay đổi chủ sở hữu chỉ thu lệ phí phải thấp hơn lệ phí công chứng các thủ tục dân sự. Đối với phương tiện thay đổi biển số chỉ được thu khoản lệ phí ứng với giá thành sản xuất biển số,  tuyệt đối khôing được thu cao hơn giá thành sản xuất bởi bất cứ lý do nào  Mọi thủ tục thay đổi hoàn thành ngay trong ngày làm việc và trả kết quả sau 03 ngày. Chỉ một tờ khai duy nhất có chữ ký của người chủ cũ và chủ mới. Những trường hợp thuộc về ‘lịch sử để lại’, người đang sử dụng phải có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy chắc chắn mọi người đều tự hào mình đang sử dụng tài sản của mình và được pháp luật bảo hộ” - Cung Chính Đoàn:  ccdoan@gmail.com

 

“Ôi! mỗi chuyện xe chính chủ hay không mà phải trình Thủ tướng? Tôi có chiếc xe không chính chủ, vừa qua đi làm  thủ tục tưởng nhanh chóng (như thông tin trên báo đài), ai dè xin dấu, chữ ký đủ  các nơi đến là lâu. Rồi cơ quan CSGT hẹn 30 ngày sau đến làm thủ tục sang tên, thế nhưng nay đã 2 tháng trôi qua, Phòng CSGT quận vẫn hẹn tiếp vì… chưa xác minh xong (???) Quá  nản vì  chuyện đi làm chính chủ mà cơ quan Công an quận Đống Đa cứ hẹn và hẹn như vậy, khổ cho người dân quá! Nếu tính cả nước có biết mấy triệu người phải đợi chờ hàng tháng như tôi?...Thêm nữa chính Hà Nội trước đây hạn chế mua xe, buộc dân phải đi xe không chính chủ?  Luật và các bộ cứ vênh nhau như thế, có nước nào như vậy nữa không?” - Nguyễn Thúy Quỳnh:  thuy_quynh323@gmail.com
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

... Nước ta ai khổ được dường như dân
 
Lật đi lật lại 1 trong những vấn đề gây “thảm họa sóng thần” trên diễn đàn dư luận suốt thời gian qua này, chẳng cần phải tinh ý gì cho lắm thì người dân bình thường cũng có thể thấy rõ được cái có thể gọi là “cứu cánh” (mục đích cuối cùng) của biện pháp lẽ ra (lại “lẽ ra”) rất đúng nếu không vướng những vật cản “do lịch sử để lại”:

 

“Khi cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta còn yếu kém, chưa thể áp dụng các phương tiện kỹ thuật thay thế người CSGT như ở nước ngoài (bằng camera theo dõi). Vấn đề là Luật luôn đúng, nhưng người  thực thi có làm đúng hay không mới là quan trọng. Nếu không (chắc không là chủ yếu rồi), còn nảy sinh ra nhiều mặt trái tiêu cực hơn như tại một số địa phương mà báo chí đã đưa tin. Đăng ký chính chủ cho tất cả phương tiện tham gia giao thông là tốt, nhưng liệu nó có thực sự góp phần giải quyết được vấn nạn ách tắc và tai nạn giao thông không ??? Tóm lại, phạt vào thời điểm này là chưa phù hợp!” - Thanh Bình:  thanhbinh27985@gmail.com

 

“Kinh tế thì cứ xuống dốc, người dân thì ngoi ngóp. Vậy mà các bộ, ngành vẫn đang hoàn chỉnh các nghị định sửa đổi. Hết bên Điện lực tăng giá, giá Xăng Dầu lại càng tăng. Giờ đến Bộ GT (GT <=>Công an = Mật thiết chặt chẽ) cũng đề xuất về “tính tích cực và khả thi trong quản lý”? Ngược lại, mặt kia như: đút lót, hối lộ, không xử phạt... sẽ gây nhiều yếu tố phản tác dụng, sao không thấy nói?  VN ơi tôi yêu VN vô cùng. Nhưng càng thương xót hơn dân tôi khổ, luôn  phải chịu thiệt thòi vẫn là dân tôi!” - Bức Văn Xúc:  phuongbac.lub@gmail.com

 

“Bộ GTVT làm như vậy là hợp với lòng dân, không thể xử phạt người đi xe không chính chủ. Mà người điều khiển xe máy, ô tô chỉ cần đầy đủ giấy tờ khi xuất trình với cơ quan chức năng là đủ. Để phát hiện xe vi phạm thì việc điều tra là do cơ quan Công an giải quyết và xử phạt người điều khiển, như vậy mới đúng… Người dân chúng tôi rất mong Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để có quyết định hợp với lòng dân” - Hong Son:  huyensonkt@yahoo.com.vn

 

Mà đâu phải chỉ mỗi chuyện chiếc xe không chính chủ, còn bao nỗi khổn khổ nữa dân vẫn chưa biết kêu với ai, không lẽ “mọi ngả đường đều dẫn tới thành Rome”?

 

“Xe không chính chủ cũng giống như nhà ở chung giấy chứng nhận. Đi xe dù tên của ai, nhưng đã mua đứt thì là xe của minh. Nhà ở cũng vây, mua nhà có giấy bán, đóng thuế đất hàng năm, nhà nước vẫn thu thuế mà sổ đỏ thì không cấp? Cũng chỉ vì không có sổ đỏ mà hộ khẩu không nhập được, con cháu không được học đúng trường... Bao nhiêu phiền phức. Cũng kính mong Thủ tướng xem lại vấn đề sổ đỏ nhà” - Nguyễn Vân Trinh:  Vantrinh0552@yahoo.com.vn
 
Tình cảnh gươm treo lơ lửng trên đầu mãi, dân sợ hãi lắm thay! 

Kiều Anh