Hiệp định Paris - Dấu son của ngành ngoại giao VN
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết là dấu son trong lịch sử cách mạng và ngoại giao VN.
Đúng 40 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết là kết quả thắng lợi hết sức quan trọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Quang cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Bốn thập kỷ đã trôi qua nhưng hình ảnh các đoàn đàm phán vẫn luôn in đậm trong ký ức những nhân chứng lịch sử, đồng thời đây cũng là một dấu son không bao giờ phai mờ được ghi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh nói riêng.
Thắng lợi ngoại giao to lớn
Sau thất bại Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra phía Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Paris. Cuộc đàm phán giữa đoàn đại biểu Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu ngày 13/5/1968 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở đường Kleber, Paris đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam, đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Nhớ lại những ngày tháng đấu trí cam go, quyết liệt ấy, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên Đại sứ, nguyên thành viên Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chia sẻ, đó là một trong những hoạt động ngoại giao to lớn, quan trọng của Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Cuộc đàm phán thể hiện sự đối đầu toàn diện về chiến lược và chiến thuật, bản lĩnh và trí tuệ, đạo lý và pháp lý giữa Việt Nam và Mỹ. Sự kết hợp khôn khéo chiến lược “vừa đánh vừa đàm” của Việt Nam buộc Mỹ phải ra lệnh chấm dứt mọi hành động ném bom đánh phá miền Bắc để đi tới đàm phán bốn bên.
Ông Huỳnh bồi hồi kể lại, mãi đến ngày 27/10/1968, hai bên mới thỏa thuận được tất cả các vấn đề và đến 31/10/1968, Johnson mới ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc. Lúc đó Hà Nội chỉ thị sang cuộc họp bốn bên sẽ không tiến hành trước ngày 6/11/1968.
Do đó, hai đoàn (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ) chuẩn bị hai bản tuyên bố ngắn.
Theo thông lệ, vào phiên họp, đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ưu tiên phát biểu trước. Nhưng lần này, bắt đầu vào phiên họp Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy đã đứng lên tuyên bố bỏ phiên họp.
Ngay sau đó, không một phút chần chừ, Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là bà Nguyễn Thị Bình cũng đứng lên đồng tình ủng hộ ý kiến hủy bỏ phiên họp. Hai đoàn ra về nhanh chóng, điều đó làm cho đoàn Mỹ hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng.
Đây có lẽ cuộc họp ngoại giao ngắn nhất trong lịch sử, ông Huỳnh cho biết.
Ngày đó, chỉ là một cán bộ bình thường tham gia thành viên của đoàn đàm phán nhưng mỗi khi nhớ lại, ông Nguyễn Khắc Huỳnh vẫn cảm thấy tự hào đã được đóng góp công sức cho thời khắc lịch sử ấy, Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi ngoại giao sáng chói, mở ra một chương mới cho nền ngoại giao Việt Nam và cả vận mệnh đất nước.
Qua đàm phán Paris, ngoại giao Việt Nam tiếp thu thêm những ý tưởng mới, hiểu thêm thế giới và các quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác ngoại giao sau này.
Bằng chất giọng trầm ấm, tuy hơi chậm do tuổi tác nhưng vẫn toát lên khí chất của một cán bộ ngoại giao kỳ cựu, như đang sống lại những thời khắc lịch sử ấy, ông bộc bạch: "Đến ngày 20/10/1972, hai bên đạt thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31/10/1972. Với văn bản Hiệp định hai bên đã thỏa thuận, Việt Nam đã đạt được các mục tiêu đề ra đó là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tôi và các thành viên trong đoàn đều không thể nào ngủ được vì vui sướng, bởi điều mình chờ đợi rất lâu, nay đã đến. Lúc đó, chỉ muốn báo tin ngay về cho người thân để thốt lên: Việt Nam sắp hòa bình rồi".
"Tù binh" trong vấn đề tù binh tại đàm phán Paris
Trong văn bản Hiệp định Paris, vấn đề tù binh, nhất là tù binh chính trị trở thành một trong các vấn đề đấu tranh gay gắt nhất. Các quy định chính của Hiệp định Paris năm 1973 đã đáp ứng đúng những yêu cầu cơ bản nhất của nhân dân Việt Nam. Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Việt Nam và rút hết quân đội về nước, song song với việc Việt Nam thả hết tù binh Mỹ.
Với tư cách là người được giao nhiệm vụ phụ trách vấn đề quản lý tù binh Mỹ, ông Trần Tuấn Anh, nguyên Đại sứ, nguyên thành viên Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, kể lại: "Khi Hiệp định Paris diễn ra, tôi không phải là người đầu tiên đi theo đoàn mà ở lại nhận nhiệm vụ phụ trách vấn đề tù binh ở Hà Nội. Tháng 9/1969, tôi mới sang Paris để nhập vào đoàn đàm phán theo dõi tình hình tù binh.
Sau thời gian 9 tháng, đoàn Việt Nam nhận định hội nghị còn có thể kéo dài, ít chuyển biến, thêm nữa vấn đề tài chính của đoàn lúc này có khó khăn nên tôi đã trở về nước. Đến tháng 11/1972 tôi trở lại Paris và trực tiếp tham gia vào vấn đề đấu tranh trao trả tù binh".
40 năm đã qua đi, nhưng ký ức xưa vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm của những nhân chứng lịch sử như ông Trần Tuấn Anh. Những lý luận đấu tranh cứng rắn, chắc chắn và quyết liệt, chặt chẽ của Việt Nam về vấn đề tù binh trở thành một trong những giải pháp buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh.
Chính sách nhân đạo đối với tù binh Mỹ của Việt Nam đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, nhất là từ tháng 5/1969, khi chính quyền Nixon khuấy lên rất mạnh vấn đề này. Những hoạt động chủ yếu của chính quyền Nixon dựa vào xuyên tạc và vu cáo.
Nhưng thời gian đầu, họ đã lợi dụng hệ thống thông tin rộng lớn và hiện đại, nhất là vào sự ít hiểu biết về Việt Nam của nhân dân và dư luận Mỹ và đánh lừa được khá nhiều người. Do đó, cuộc đấu tranh của Việt Nam về vấn đề tù binh diễn ra rất gay gắt.
Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam là làm thất bại âm mưu thủ đoạn của Mỹ, đề cao chính sách nhân đạo của Việt Nam đối với tù binh Mỹ, làm nổi bật tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Điều đó đã làm cho những luận điệu xuyên tạc của Nixon ngày càng mất tác dụng, đồng thời tạo thuận lợi cho lĩnh vực đấu tranh của Việt Nam trong vấn đề tù binh. Chính vì vậy, ở thời điểm đó, các hãng thông tin của Mỹ và dư luận báo chí nhận xét: "Chưa bao giờ Mỹ lại có vẻ bất lực, trơ trụi như bây giờ", "chính quyền này tự đào hố chôn mình", "Nixon đã trở thành tù binh của vấn đề tù binh"... ông Trần Tuấn Anh kể.
Khi Hiệp định Paris 1973 bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam trao trả tất cả tù binh Mỹ bị bắt vào đúng các thời điểm mà các bên thỏa thuận. Điều đó đã trở thành sức mạnh, tạo sức ép lớn chống lại ý đồ của phía Mỹ tìm cách dây dưa việc rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam, nhất là chống lại âm mưu của chính quyền Sài Gòn gây ra những khó khăn, trục trặc để không trao trả hết tù binh của Việt Nam.
Ngày 29/3/1973, diễn ra đợt cuối cùng Việt Nam trao trả tù binh cho Mỹ, đồng thời cùng diễn ra đợt cuối cùng quân đội Mỹ rút hết khỏi miền Nam, đánh dấu việc hoàn thành điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Paris.
Nhờ khéo vận dụng nhiều chính sách và sách lược phù hợp với tình thế ta-địch, với tình hình và luật pháp quốc tế nên Việt Nam đã có những thành công lớn trong việc dùng vấn đề tù binh, trước hết là vấn đề phi công Mỹ bị bắt, trong đấu tranh chính trị và đàm phán với Mỹ, góp phần làm phân hóa nội bộ Mỹ, tạo sức ép trong dư luận và chính giới Mỹ, tạo thế mạnh khi đàm phán kết thúc chiến tranh, buộc Mỹ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và gắn thời hạn rút hết quân Mỹ với thời hạn thả hết tù binh.
Vấn đề tù binh chỉ là một vấn đề cụ thể, một bộ phận của giải pháp. Tuy nhiên đấu tranh thắng lợi trên vấn đề này cũng thể hiện trí tuệ và nghệ thuật đàm phán của Việt Nam , ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Trận chiến phối hợp giữa quân sự và ngoại giao
Những ngày này, thành công của Hiệp định Paris 40 năm về trước, một lần nữa lại bừng lên, vẹn nguyên trong ký ức của nguyên Đại sứ, nguyên Thư ký Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trần Viết Tân.
Ông nhớ lại: "Vào khoảng đầu tháng 12/1969, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao gọi tôi đến phòng làm việc để giao nhiệm vụ mới: Thư ký phái đoàn Chính phủ (phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tôi nghĩ đây là niềm vinh dự lớn nhưng là một nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề. Sau đó ít ngày, tôi theo đoàn cố vấn Lê Đức Thọ đến Paris.
Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên đầy ấn tượng, mọi việc đều mới lạ và bỡ ngỡ. Tôi đã nỗ lực cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ ngoại giao đi trước nên sớm thích nghi với công việc.
Tôi được bố trí vào tổ ngoại giao do đồng chí Phan Hiền, Ủy viên Phái đoàn phụ trách (sau là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) với nhiệm vụ hàng ngày là theo dõi và tập hợp các phát biểu của những nhân vật chính quyền, Quốc hội Mỹ cả hai phái “diều hâu” và “bồ câu” cùng những vị đứng đầu các nước thuộc phe Mỹ liên quan đến giải pháp cuộc chiến tranh Việt Nam. Những tư liệu này để cung cấp cho nghiên cứu giải pháp đàm phán với Mỹ"...
Thời gian làm Thư ký Phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Paris, có một sự kiện ấn tượng mà ông Tân nhớ như in: "Đó là đầu năm 1971, Mỹ Ngụy mở chiến dịch lấy tên Lam Sơn 719 tại đường 9 Nam Lào nhằm đánh chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam. Quân Việt Nam đánh trả quyết liệt, giành thắng lợi lớn.
Lúc này tại Paris, Trưởng phái đoàn Việt Nam nhận định địch thua nặng ở chiến trường, tại phiên họp bốn bên ngày hôm sau sẽ có phản ứng, có thể phía Mỹ sẽ chuyển văn bản, xuyên tạc tình hình, vu cáo Việt Nam và chuyển qua đường thư ký. Trưởng Đoàn Việt Nam chủ trương không nhận văn bản của phía Mỹ.
Đúng như dự đoán, ngày hôm sau, vào hội nghị, trước lúc Trưởng đoàn Mỹ phát biểu, Thư ký Mỹ David Angel ngồi đối diện đẩy văn bản sang phía tôi. Như một phản ứng tự nhiên, tôi lập tức đẩy trả lại. Việc "đẩy-trả" diễn ra 2-3 lần. Nhận thấy cách đó không xong, David Angel đã phát biểu phê phán thư ký đoàn Việt Nam không nhận văn bản.
Sự việc trên cho thấy phía Việt Nam đã phán đoán rất đúng âm mưu của đối phương. Điều đó cũng thể hiện cách xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết của phái đoàn Việt Nam trong đấu tranh giành từng chút thắng lợi, để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán. Ông Trần Viết Tân tâm đắc: "Đây là trận chiến phối hợp đẹp mắt giữa quân sự và ngoại giao, giữa chiến trường và bàn hội nghị !".
Thắng lợi ngoại giao to lớn
Sau thất bại Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra phía Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Paris. Cuộc đàm phán giữa đoàn đại biểu Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu ngày 13/5/1968 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở đường Kleber, Paris đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam, đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Nhớ lại những ngày tháng đấu trí cam go, quyết liệt ấy, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên Đại sứ, nguyên thành viên Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chia sẻ, đó là một trong những hoạt động ngoại giao to lớn, quan trọng của Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Cuộc đàm phán thể hiện sự đối đầu toàn diện về chiến lược và chiến thuật, bản lĩnh và trí tuệ, đạo lý và pháp lý giữa Việt Nam và Mỹ. Sự kết hợp khôn khéo chiến lược “vừa đánh vừa đàm” của Việt Nam buộc Mỹ phải ra lệnh chấm dứt mọi hành động ném bom đánh phá miền Bắc để đi tới đàm phán bốn bên.
Ông Huỳnh bồi hồi kể lại, mãi đến ngày 27/10/1968, hai bên mới thỏa thuận được tất cả các vấn đề và đến 31/10/1968, Johnson mới ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc. Lúc đó Hà Nội chỉ thị sang cuộc họp bốn bên sẽ không tiến hành trước ngày 6/11/1968.
Do đó, hai đoàn (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ) chuẩn bị hai bản tuyên bố ngắn.
Theo thông lệ, vào phiên họp, đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ưu tiên phát biểu trước. Nhưng lần này, bắt đầu vào phiên họp Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy đã đứng lên tuyên bố bỏ phiên họp.
Ngay sau đó, không một phút chần chừ, Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là bà Nguyễn Thị Bình cũng đứng lên đồng tình ủng hộ ý kiến hủy bỏ phiên họp. Hai đoàn ra về nhanh chóng, điều đó làm cho đoàn Mỹ hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng.
Đây có lẽ cuộc họp ngoại giao ngắn nhất trong lịch sử, ông Huỳnh cho biết.
Ngày đó, chỉ là một cán bộ bình thường tham gia thành viên của đoàn đàm phán nhưng mỗi khi nhớ lại, ông Nguyễn Khắc Huỳnh vẫn cảm thấy tự hào đã được đóng góp công sức cho thời khắc lịch sử ấy, Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi ngoại giao sáng chói, mở ra một chương mới cho nền ngoại giao Việt Nam và cả vận mệnh đất nước.
Qua đàm phán Paris, ngoại giao Việt Nam tiếp thu thêm những ý tưởng mới, hiểu thêm thế giới và các quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác ngoại giao sau này.
Bằng chất giọng trầm ấm, tuy hơi chậm do tuổi tác nhưng vẫn toát lên khí chất của một cán bộ ngoại giao kỳ cựu, như đang sống lại những thời khắc lịch sử ấy, ông bộc bạch: "Đến ngày 20/10/1972, hai bên đạt thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31/10/1972. Với văn bản Hiệp định hai bên đã thỏa thuận, Việt Nam đã đạt được các mục tiêu đề ra đó là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tôi và các thành viên trong đoàn đều không thể nào ngủ được vì vui sướng, bởi điều mình chờ đợi rất lâu, nay đã đến. Lúc đó, chỉ muốn báo tin ngay về cho người thân để thốt lên: Việt Nam sắp hòa bình rồi".
"Tù binh" trong vấn đề tù binh tại đàm phán Paris
Trong văn bản Hiệp định Paris, vấn đề tù binh, nhất là tù binh chính trị trở thành một trong các vấn đề đấu tranh gay gắt nhất. Các quy định chính của Hiệp định Paris năm 1973 đã đáp ứng đúng những yêu cầu cơ bản nhất của nhân dân Việt Nam. Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Việt Nam và rút hết quân đội về nước, song song với việc Việt Nam thả hết tù binh Mỹ.
Với tư cách là người được giao nhiệm vụ phụ trách vấn đề quản lý tù binh Mỹ, ông Trần Tuấn Anh, nguyên Đại sứ, nguyên thành viên Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, kể lại: "Khi Hiệp định Paris diễn ra, tôi không phải là người đầu tiên đi theo đoàn mà ở lại nhận nhiệm vụ phụ trách vấn đề tù binh ở Hà Nội. Tháng 9/1969, tôi mới sang Paris để nhập vào đoàn đàm phán theo dõi tình hình tù binh.
Sau thời gian 9 tháng, đoàn Việt Nam nhận định hội nghị còn có thể kéo dài, ít chuyển biến, thêm nữa vấn đề tài chính của đoàn lúc này có khó khăn nên tôi đã trở về nước. Đến tháng 11/1972 tôi trở lại Paris và trực tiếp tham gia vào vấn đề đấu tranh trao trả tù binh".
40 năm đã qua đi, nhưng ký ức xưa vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm của những nhân chứng lịch sử như ông Trần Tuấn Anh. Những lý luận đấu tranh cứng rắn, chắc chắn và quyết liệt, chặt chẽ của Việt Nam về vấn đề tù binh trở thành một trong những giải pháp buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh.
Chính sách nhân đạo đối với tù binh Mỹ của Việt Nam đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, nhất là từ tháng 5/1969, khi chính quyền Nixon khuấy lên rất mạnh vấn đề này. Những hoạt động chủ yếu của chính quyền Nixon dựa vào xuyên tạc và vu cáo.
Nhưng thời gian đầu, họ đã lợi dụng hệ thống thông tin rộng lớn và hiện đại, nhất là vào sự ít hiểu biết về Việt Nam của nhân dân và dư luận Mỹ và đánh lừa được khá nhiều người. Do đó, cuộc đấu tranh của Việt Nam về vấn đề tù binh diễn ra rất gay gắt.
Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam là làm thất bại âm mưu thủ đoạn của Mỹ, đề cao chính sách nhân đạo của Việt Nam đối với tù binh Mỹ, làm nổi bật tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Điều đó đã làm cho những luận điệu xuyên tạc của Nixon ngày càng mất tác dụng, đồng thời tạo thuận lợi cho lĩnh vực đấu tranh của Việt Nam trong vấn đề tù binh. Chính vì vậy, ở thời điểm đó, các hãng thông tin của Mỹ và dư luận báo chí nhận xét: "Chưa bao giờ Mỹ lại có vẻ bất lực, trơ trụi như bây giờ", "chính quyền này tự đào hố chôn mình", "Nixon đã trở thành tù binh của vấn đề tù binh"... ông Trần Tuấn Anh kể.
Khi Hiệp định Paris 1973 bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam trao trả tất cả tù binh Mỹ bị bắt vào đúng các thời điểm mà các bên thỏa thuận. Điều đó đã trở thành sức mạnh, tạo sức ép lớn chống lại ý đồ của phía Mỹ tìm cách dây dưa việc rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam, nhất là chống lại âm mưu của chính quyền Sài Gòn gây ra những khó khăn, trục trặc để không trao trả hết tù binh của Việt Nam.
Ngày 29/3/1973, diễn ra đợt cuối cùng Việt Nam trao trả tù binh cho Mỹ, đồng thời cùng diễn ra đợt cuối cùng quân đội Mỹ rút hết khỏi miền Nam, đánh dấu việc hoàn thành điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Paris.
Nhờ khéo vận dụng nhiều chính sách và sách lược phù hợp với tình thế ta-địch, với tình hình và luật pháp quốc tế nên Việt Nam đã có những thành công lớn trong việc dùng vấn đề tù binh, trước hết là vấn đề phi công Mỹ bị bắt, trong đấu tranh chính trị và đàm phán với Mỹ, góp phần làm phân hóa nội bộ Mỹ, tạo sức ép trong dư luận và chính giới Mỹ, tạo thế mạnh khi đàm phán kết thúc chiến tranh, buộc Mỹ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và gắn thời hạn rút hết quân Mỹ với thời hạn thả hết tù binh.
Vấn đề tù binh chỉ là một vấn đề cụ thể, một bộ phận của giải pháp. Tuy nhiên đấu tranh thắng lợi trên vấn đề này cũng thể hiện trí tuệ và nghệ thuật đàm phán của Việt Nam , ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Trận chiến phối hợp giữa quân sự và ngoại giao
Những ngày này, thành công của Hiệp định Paris 40 năm về trước, một lần nữa lại bừng lên, vẹn nguyên trong ký ức của nguyên Đại sứ, nguyên Thư ký Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trần Viết Tân.
Ông nhớ lại: "Vào khoảng đầu tháng 12/1969, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao gọi tôi đến phòng làm việc để giao nhiệm vụ mới: Thư ký phái đoàn Chính phủ (phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tôi nghĩ đây là niềm vinh dự lớn nhưng là một nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề. Sau đó ít ngày, tôi theo đoàn cố vấn Lê Đức Thọ đến Paris.
Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên đầy ấn tượng, mọi việc đều mới lạ và bỡ ngỡ. Tôi đã nỗ lực cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ ngoại giao đi trước nên sớm thích nghi với công việc.
Tôi được bố trí vào tổ ngoại giao do đồng chí Phan Hiền, Ủy viên Phái đoàn phụ trách (sau là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) với nhiệm vụ hàng ngày là theo dõi và tập hợp các phát biểu của những nhân vật chính quyền, Quốc hội Mỹ cả hai phái “diều hâu” và “bồ câu” cùng những vị đứng đầu các nước thuộc phe Mỹ liên quan đến giải pháp cuộc chiến tranh Việt Nam. Những tư liệu này để cung cấp cho nghiên cứu giải pháp đàm phán với Mỹ"...
Thời gian làm Thư ký Phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Paris, có một sự kiện ấn tượng mà ông Tân nhớ như in: "Đó là đầu năm 1971, Mỹ Ngụy mở chiến dịch lấy tên Lam Sơn 719 tại đường 9 Nam Lào nhằm đánh chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam. Quân Việt Nam đánh trả quyết liệt, giành thắng lợi lớn.
Lúc này tại Paris, Trưởng phái đoàn Việt Nam nhận định địch thua nặng ở chiến trường, tại phiên họp bốn bên ngày hôm sau sẽ có phản ứng, có thể phía Mỹ sẽ chuyển văn bản, xuyên tạc tình hình, vu cáo Việt Nam và chuyển qua đường thư ký. Trưởng Đoàn Việt Nam chủ trương không nhận văn bản của phía Mỹ.
Đúng như dự đoán, ngày hôm sau, vào hội nghị, trước lúc Trưởng đoàn Mỹ phát biểu, Thư ký Mỹ David Angel ngồi đối diện đẩy văn bản sang phía tôi. Như một phản ứng tự nhiên, tôi lập tức đẩy trả lại. Việc "đẩy-trả" diễn ra 2-3 lần. Nhận thấy cách đó không xong, David Angel đã phát biểu phê phán thư ký đoàn Việt Nam không nhận văn bản.
Sự việc trên cho thấy phía Việt Nam đã phán đoán rất đúng âm mưu của đối phương. Điều đó cũng thể hiện cách xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết của phái đoàn Việt Nam trong đấu tranh giành từng chút thắng lợi, để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán. Ông Trần Viết Tân tâm đắc: "Đây là trận chiến phối hợp đẹp mắt giữa quân sự và ngoại giao, giữa chiến trường và bàn hội nghị !".
TTXVN/Vietnam+