Một đề xuất mơ hồ, viển vông…!
(Dân trí) - Điều nguy hiểm còn ở chỗ đây là văn bản có tính pháp qui, tức là ai không đáp ứng yêu cầu đó thì không được chấp nhận. Nói cụ thể hơn, nếu ai đó không “yêu nước sâu sắc” thì dứt khoát không được bổ nhiệm, nếu đương chức thì phải cách chức vì không đủ tiêu chuẩn đầu tiên này...
Dự thảo "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước" do Bộ Nội vụ lấy ý kiến nhân dân có 3 tiêu chuẩn chung cho các chức danh quản lý công chức thì tiêu chí thứ nhất (có lẽ là quan trọng nhất?) qui định cán bộ quản lý phải “Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”..
Ở hay, sao lại phải qui định “có tinɨ thần yêu nước sâu sắc” nhỉ? Bởi có lẽ không có người Việt Nam nào không yêu nước nồng nàn và sâu sắc cả vì “Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn…” như lời của Hồ Chủ tịch từng khẳng định.
Tổ quốc, quê hương nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi có mồ mảȠông bà tiên tổ mà không yêu sâu sắc thì làm dân thường còn không xứng, huống gì làm cán bộ. Hay là chả lẽ đã từng có cán bộ không “yêu nước sâu sắc” nên Bộ Nội vụ thấy cần “cảnh báo”?
Vả lại, có lẽ trừ những người học dưới thời Việt Nam cộng ɨòa, còn lại thì đa số người dân Việt Nam ngay từ khi học tiểu học đã thuộc nằm lòng 5 điều Bác Hồ dạy, trong đó điều đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.
Thế mà giờ đây, lòng yêu nước cũng phải qui định “giá trần” như giá xăng, giá sữa thˬ liệu có làm “tầm thường hóa lòng yêu nước?”.
Rồi chả lẽ bộ quản lý cấp cao thì phải “yêu nước sâu sắc” còn dân thường, lính tráng thì có quyền yêu nước “hời hợt”, “nông nông” chắc?
Nên nhớ, lòng yêu nước là vô tư, trong sáng và thɩêng liêng.
Điều nguy hiểm còn ở chỗ đây là văn bản có tính pháp qui, tức là ai không đáp ứng yêu cầu đó thì không được chấp nhận. Nói cụ thể hơn, nếu ai đó không “yêu nước sâu sắc” thì dứt khoát không được bổ nhiệm, nếu đương chức thì phải cáɣh chức vì không đủ tiêu chuẩn đầu tiên này.
Song, đã là qui định mang tính pháp qui thì dứt khoát phải định lượng để còn áp dụng thi hành.
Thế nhưng khổ nỗi biết thế nào là “yêu nước sâu sắc” và “yêu nước không sâu sắc”? Làm thế nào ȑể cân, đong, đo, đếm xem ai đó có “yêu nước sâu sắc” hay không “yêu nước sâu sắc”?
Rồi chả lẽ lại chia thành ba “cấp độ yêu nước” là “Yêu nước sâu sắc, yêu nước và yêu nước không sâu sắc” như ví von của ĐB. Nguyễn Bá Thuyền với ba cấp tín nhiệm là “Chung thủy cao, chung thủy, chung thủy thấp”?
Đành rằng đây mới chỉ là dự thảo và đang trong giai đoạn lấy ý kiến nhưng dù là dự thảo, xin ý kiến thì cũng không thể có những qui định ấu trĩ, ngu ngơ như vậy.
Lại thêm một đề xuất mơ hồ bổ sung vào “đội ngũ” những văn bản viển vông và ấu trĩ…
Bùi Hoàng Tám