Hơi thở nước Nhật giữa lòng New York

Mai Nâu

(Dân trí) - "99% nhà hàng được làm từ các yếu tố tự nhiên,", Joshua Foulquier - chủ sở hữu Sushi Noz vừa nói vừa nhìn lên tấm biển báo thoát hiểm phát sáng, ngoại trừ đèn điện.

Quán sushi tám chỗ ngồi với quá trình xây dựng tương đối đặc biệt nằm ở New York, Mỹ là một nhà hàng đậm phong cách Nhật Bản. Nhà hàng được xây dựng, hoàn thiện ở Kyoto, Nhật Bản trước khi được tháo dỡ và vận chuyển bằng container tới bờ bên kia của Thái Bình Dương. Riêng công đoạn lắp ráp kỳ công đã mất 8 tuần.

Tọa lạc ở khu Upper East Side cao cấp, hơn 1.000 mảnh đá, gỗ tuyết tùng, gỗ bách và gỗ tần bì Nhật Bản được liên kết mà không cần tới một chiếc đinh nào.

Hơi thở nước Nhật giữa lòng New York - 1

Sushi Noz nằm ở khu vực thượng lưu của thành phố New York. Ảnh: Alex Krauss

Điều này thể hiện sự tỉ mỉ và tay nghề thủ công ưu tú của công ty kiến trúc Sankakuya (Kyoto). Quá trình thiết kế Sushi Noz đã diễn ra suốt gần 3 năm và công ty Sankakuya chưa từng xây dựng một nhà hàng nào bên ngoài nước Nhật. Chuyên về kiến trúc phòng trà hiếm có, Sankakuya bận rộn hoạt động ở Kyoto, nơi họ tập trung vào đền chùa cổ.

Kể cả được mở ở Kyoto thì Sushi Noz cũng là một tác phẩm kiến trúc xuất sắc. Trên quầy bar được đẽo từ khúc gỗ bách 200 năm tuổi, đầu bếp Nozomu Abe phục vụ Edomae, một phong cách phục vụ sushi lâu đời, vốn có từ trước khi tủ lạnh xuất hiện. Vì vậy Sushi Noz là quán sushi duy nhất ở Mỹ sử dụng himuro - thùng đá truyền thống không dùng điện của Nhật.

Người ngoại đạo khó có thể nhận thấy tất cả những chi tiết phong phú mà Foulquier gọi là "sự hỗn loạn nhất quán" ở Sushi Noz. Tất cả mọi thứ, ngay cả góc chiếu ánh sáng, cũng đều được cân nhắc kỹ lưỡng. Thực đơn tại Sushi Noz được thay đổi hàng ngày, cách bài trí hoa cũng vậy, hơn một nửa đồ gốm sứ là từ trước thời Edo. Thực khách hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm ẩm thực trên một chiếc đĩa từ thế kỷ 17.

Điểm ấn tượng nhất của Sushi Noz nằm ở phía trên quầy bar. Đó là một dải gỗ sẫm màu gọi là Jindai Keyaki được tìm thấy ở Kyoto. Jindai Keyaki được chiết xuất từ đá núi lửa. Theo Foulquier, mảnh gỗ quý giá đó từ cây du Nhật Bản và nhiều khả năng đã bị khủng long dẫm vào rễ rồi sau lại được khai thác từ đá núi lửa.

"Nó đã hàng triệu năm tuổi rồi", Foulquier nói, "Không nhiều người tin điều đó, thật cũng khó mà tin được".