Bất động sản khu công nghiệp, cơ hội nào cho nhà đầu tư?

(Dân trí) - Cùng sự tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp (KCN) cao, các dự án bất động sản gần kề KCN sẽ là cơ hội hấp dẫn bên cạnh nhà phố, đất nền.

Riêng phía Nam, tỉnh Hậu Giang với khả năng liên kết vùng rộng, tập trung nhiều KCN nên sẽ trở thành điểm sáng đầu tư.

Việt Nam “hưởng” nhiều thuận lợi

Các cuộc “chiến tranh” thương mại giữa những cường quốc hàng đầu thế giới đã mở ra cơ hội tăng trưởng đối với hoạt động KCN tại Việt Nam. Thực tế, KCN là một lợi thế kinh tế đặc trưng của các nước châu Á bởi lợi thế dân số đông và chi phí thấp, ví dụ tiêu biểu chính là Trung Quốc với “công xưởng của thế giới”. Hiện tại, Việt Nam dần trở thành một điểm đến đầu tư nhiều mặt từ du lịch, nông nghiệp, công nghệ đến công nghiệp. Điều này tạo ra cơ hội đối với hoạt động liên quan đến KCN tại Việt Nam, mà cụ thể chính là lĩnh vực bất động sản.

Thêm nữa, Việt Nam còn sở hữu những lợi thế hấp dẫn như vị trí chiến lược tại khu vực châu Á, và đường biên giới đất liền với nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan – thuận lợi cho lưu thông đường bộ. Chưa kể, các cụm KCN thường được đặt tại các nơi thành phố “vệ tinh” như Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang nên dễ dàng kết nối với các hệ thống đường lớn, đường cao tốc. Một số cụm KCN như Hải Phòng còn được kết nối với cảng biển.

Theo số liệu báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế và vốn hết năm 2018 đã tăng trên 8,3 tỷ USD. Riêng các KCN, khu kinh tế đã đăng ký đầu tư cho khoảng 560 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt trên 5,3 tỷ USD; và tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã hoạt động đạt trên 73%.

Bất động sản khu công nghiệp, cơ hội nào cho nhà đầu tư? - 1
Việt Nam dần trở thành điểm đến đầu tư công nghiệp, tạo ra cơ hội đối với phân khúc bất động sản công nghiệp

Miền Nam phát triển mạnh KCN

Xét riêng ở miền Bắc thì phần lớn KCN được phát triển bởi các tập đoàn trong nước. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh có lợi thế phát triển KCN công nghệ cao tiên tiến tại khu vực phía Bắc. Thực tế, khu vực phía Bắc được xem là lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất muốn dịch chuyển ra khỏi thị trường Trung Quốc. Còn khu vực miền Trung thì vẫn còn khá “non trẻ” và ít hấp dẫn bởi thiên nhiên khắc nghiệt. Các ngành công nghiệp trọng điểm miền Trung chủ yếu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp chế biến thực phẩm. Còn khu vực miền Nam được xem là “đầu tàu” về phát triển KCN đầu tiên với tốc độ tăng trưởng cao, nhiều tiềm năng khai thác.

Bên cạnh, các “điểm nóng” như TP. HCM, Bình Dương và Đồng Nai, thì nhiều nhà đầu tư đã dần lan rộng sang khu vực Tây Nam Bộ với những cái tên như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 500 KCN với diện tích cần khoảng 500.000 ha. Do sự phát triển kinh tế nên lĩnh vực bất động sản KCN rất tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cảnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng bình quân đạt 7,8%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Bất động sản khu công nghiệp, cơ hội nào cho nhà đầu tư? - 2
Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 500 KCN với diện tích cần khoảng 500.000 ha

Hậu Giang hấp dẫn đầu tư khu công nghiệp

Khác với “đầu não” trung tâm TP. Cần Thơ, Hậu Giang có thế mạnh về phát triển cụm KCN bởi diện tích đất dồi dào, tiềm năng liên kết vùng rộng lớn. Đặc biệt, Hậu Giang đang tích cực mời gọi doanh nghiệp bằng một số chính sách của Chính phủ quy định như miễn 100% tiền thuê đất, miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt (nông nghiệp, công nghệ cao…). Cùng với vị trí chiến lược phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang hứa hẹn sẽ trở thành điểm thu hút đầu tư KCN bởi hàng loạt dự án mở rộng đường bộ như nâng cấp quốc lộ 61; xây mới các tuyến đường Nam sông Hậu, đón đầu đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2...

Trong bối cảnh kinh tế khởi sắc, và hàng loạt dự án KCN mới sẽ “mọc” tại Hậu Giang, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn các dự án khu dân cư thương mại gần những trọng điểm như KCN Sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh để vừa có thể mua bán kiếm lời, vừa dễ chuyển mục đích sử dụng sang kinh doanh.

Bất động sản khu công nghiệp, cơ hội nào cho nhà đầu tư? - 3
Điều kiện đầu tư hấp dẫn, hạ tầng hoàn thiện là những yếu tố tạo nên sức hút của các khu, cụm công nghiệp tại Hậu Giang

Vạn Phát Sông Hậu thoả mãn yêu cầu nhà đầu tư

Dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ Mái Dầm (Vạn Phát Sông Hậu) được đánh giá là cơ hội đầu tư sáng giá tại Thị trấn Mái Dầm – “điểm nóng” của nhiều KCN lớn. Bởi sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, việc quy hoạch KCN – đô thị – dịch vụ là mô hình “khép kín” tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thêm nữa, dự án tọa lạc tại vị trí thuận lợi ngay trên đường Nam Sông Hậu - một trong những trọng điểm KCN khu vực ĐBSCL với nhiều cái tên lớn như (Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu 1, Nhà máy giấy LEE&MAN, Nhà Máy Xi Măng Hậu Giang, CKCN Phú Hữu A). Với diện tích quy hoạch hơn 31 hecta, hệ thống nhà ở hiện đại, tiện ích nội ô – ngoại ô đầy đủ, cùng khả năng liên kết vùng thuận lợi (Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng), dự án Khu đô thị Vạn Phát sông Hậu thực sự là “hòn ngọc” ven sông mà các nhà đầu tư cần quan tâm bởi giá trị tăng cao trong tương lai gần.

Bất động sản khu công nghiệp, cơ hội nào cho nhà đầu tư? - 4
Phối cảnh dự án Vạn Phát Sông Hậu – khu đô thị thủ phủ công nghiệp miền Tây

Vạn Phát Sông Hậu – “Khu đô thị thủ phủ công nghiệp miền Tây” sở hữu vị trí trung tâm cụm khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang, toạ lạc mặt tiền đường Nam Sông Hậu, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm thành phố Cần Thơ chưa đầy 15 phút. Dự án do các đơn vị: LinkHouse Tây Nam, Mekong Holding, DTD Group, Thành Hân Land giữ vai trò Đại lý phân phối chính thức.

Liên hệ:

LinkHouse Tây Nam: 090.770.7889 | Mekong Holding: 0997.339.339 | DTD Group: 0932.911.957 | Thành Hân Land: 0948.123.568