Bài 9:

Vụ dành cả thanh xuân đi đòi đất: Phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ!

(Dân trí) - Dù Thủ tướng đã 5 lần chỉ đạo giải quyết khiếu nại của bà Phượng nhưng đến nay UBND TP HCM, Thanh tra Chính phủ vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Lần gần đây nhất, Thanh tra Chính phủ được chỉ đạo phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/9/2017 nhưng đến nay sự việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.

baphuong2

Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp khẳng định sẽ quyết liệt xử lý sự việc và không ngại va chạm để giải quyết khiếu nại cho người dân. Tuy nhiên đến nay sự việc vẫn "giậm chân tại chỗ".

Như Báo Dân trí đã phản ánh, trước giải phóng, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng sở hữu 16.000 m2 đất tại Bình Trị Đông, Bình Chánh. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nằm 1974, gia đình bà san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án Khu thương xá. Đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, phần đất này được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Sau khi đất nước ổn định, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục khiếu nại đòi lại phần đất trên nhưng vụ việc này chưa được giải quyết dứt điểm.

Liên quan đến vụ việc này, gần đây nhất vào cuối tháng 8/2018 ông Trần Văn Mây, Cục trưởng Cục III – Thanh tra Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc, đối thoại giữa bà Lê Thị Hồng Phượng (63 tuổi) và đại diện UBND TP.HCM là ông Nguyễn Văn Phước, Phó trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo số 4, Thanh tra TP.HCM).

Tại buổi làm việc đoàn thanh tra đã quyết định giải quyết công nhận cho gia đình bà Phượng 200m2 đất ở không thu tiền sử dụng đất. Phần đất gần 5.000m2 nếu bà Phượng có nhu cầu sử dụng thì sẽ cho thuê đất thu tiền. Tuy nhiên bà Phượng không đồng ý với hướng giải quyết trên và tiếp tục kêu cứu tới lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.

Vụ dành cả thanh xuân đi đòi đất: Phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ! - Ảnh 2.

Bà Phượng yêu cầu công nhận 16.000m2 thuộc bằng khoán 1103 của gia đình và bà đồng ý hiến lại cho Nhà nước phần đất các hộ dân đã lấn chiếm, phần đất cấp cho ông Nhờ và người thân.

Bà Phượng yêu cầu công nhận 16.000m2 thuộc bằng khoán 1103 của gia đình và bà đồng ý hiến lại cho Nhà nước phần đất các hộ dân đã lấn chiếm, phần đất cấp cho ông Nhờ và người thân. Tuy nhiên, bà Phượng yêu cầu truy thu tiền sử dụng phần đất vượt hạn mức và tiền bồi thường khi mở rộng đường Kinh Dương Vương mà ông Nguyễn Văn Nhờ và người thân đã nhận để hiến vào quỹ học bổng cho học sinh nghèo quận Bình Tân.

Kết thúc buổi làm việc, Thanh tra Chính phủ ghi nhận ý kiến của gia đình bà Phượng và kết luận sẽ báo cáo với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trước ngày 7/9/2018.

Ngày 12/10, sau khi bà Phượng liên tục kêu cứu, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ cũng cho biết: "Các bộ phận chuyên môn đã có báo cáo đầy đủ gửi lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, còn khi nào Thanh tra thực hiện việc báo cáo Thủ tướng thì tôi không thể biết. Tôi đã trực tiếp làm việc với bà Phượng, Đoàn thanh tra cũng đã làm việc với bà Phượng nhiều lần, tôi cũng động viên và hứa hẹn là Thanh tra Chính phủ sẽ sớm có báo cáo”.

Vụ dành cả thanh xuân đi đòi đất: Phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ! - Ảnh 3.

Bằng khoán điền thổ số 1103, thuộc loại đất ruộng có diện tích 16.000m2 nhằm lô số 330 tờ bản đồ thứ 4 – Bình Trị Đông (khu đất này trước đây thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân của gia đình bà Phượng.

Theo hồ sơ từ các cơ quan chức năng cho thấy, gia đình bà Phượng có đủ cơ sở để chứng minh 16.000m2 là đất của gia đình mình. Cụ thể, ngày 1/11/2017, ông Nguyễn Gia Thái Bình - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân đã ký báo cáo số 537/BC-UBND “Phục vụ Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 2498/QĐ-TTC ngày 6/10/2017 của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng liên quan quyền sử dụng đất tại phường An Lạc A, quận Bình Tân (trước đây là Bình Chánh)” ghi rõ: “Phần đất diện tích 16.000m2 có nguồn gốc trước 1975 do bà Trần Thị Đê (mẹ bà Phượng) đứng chủ quyền thuộc Bằng khoán số 1103, loại đất ruộng đã san lấp. Sau ngày 30/4/1975 do UBND thị trấn Tân Túc tiếp quản nhưng không có thông tin về văn bản tịch thu, cải tạo hoặc trưng thu”.

Vụ dành cả thanh xuân đi đòi đất: Phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ! - Ảnh 4.

Văn phòng Chính phủ phát đi nhiều thông báo chỉ đạo giải quyết vụ việc nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Liên quan đến vụ việc này, Gần 20 năm qua, đã có 5 văn bản của Thủ tướng/ Phó Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, đôn đốc giải quyết nhưng chưa được UBND TP.HCM giải quyết thấu đáo. Cụ thể: Văn bản số 2254/VPCP.VII ngày 9/5/2003; văn bản số 4657/VPCP.VII ngày 24/8/2006; văn bản số 5712/VPCP – KNTN ngày 29/8/2008; văn bản số 2493/VPCP-KNTC ngày 17/4/2009 và mới đây nhất là văn bản 5892/VPCP-V.I ngày 7/6/2017.

Xuân Hinh – Trung Kiên