Bài 50:

Vụ cổ phần hóa HACINCO: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN từng ý kiến ra sao?

(Dân trí) - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã ký công văn hỏa tốc gửi Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét và điều chỉnh lại kết luận thanh tra vụ cổ phần hóa HACINCO cho đúng với quy định. Cơ quan này cũng đã từng khẳng định quan điểm của mình trước đó.

Liên quan đến sai phạm trong quá trình cổ phần hóa tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO), Báo Dân trí đã thực hiện loạt bài điều tra gần 50 kỳ báo làm rõ nhiều góc khuất trong sự việc.

Diễn tiến quan trọng mới đây nhất, ngày 27/10/2017, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã ký Công văn hỏa tốc số 1124/BĐMDN gửi Thanh tra Chính phủ về việc tham gia ý kiến dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra cổ phần hóa tại Hà Nội.

Vụ cổ phần hóa HACINCO: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN từng ý kiến ra sao? - 1

Công văn hỏa tốc của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp gửi Thanh tra Chính phủ.

Công văn hỏa tốc của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp gửi Thanh tra Chính phủ.

Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì việc chuyển tất cả các khoản nợ thành tiền thanh toán mua cổ phần (góp vốn) là trái với quy định tại Điều 12 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định chỉ các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn mới được chuyển nợ thành vốn góp.

Điều này đã được cơ quan Công an TP Hà Nội báo cáo tại công văn số 440 BC-CAHN-PC15 (Đ1) ngày 18/4/2006 và Công văn số 07/CV-CAHN (PC15) ngày 16/10/2007 trong đó đã nêu rõ sai phạm của việc chuyển nợ thành vốn góp khi mua cổ phần tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó cũng khẳng định những vi phạm của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội trong quá trình cổ phần hóa (báo cáo số 1312/UBND-CN ngày 13/3/2007).

Từ đó, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, nghiên cứu thêm và điều chỉnh lại kết luận thanh tra cho đúng với quy định.

Công văn hỏa tốc này đồng thời được gửi đến Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Văn phòng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân trí, đây không phải là lần đầu tiên Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp bày tỏ quan điểm chính thức về vụ cổ phần hóa tại Công ty HACINCO.

Ngày 19/4/2010, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã ký Công văn số 167/BĐMDN gửi UBND TP Hà Nội cho biết: Sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có ý kiến như sau:

Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội tiến hành cổ phần hóa từ năm 2005, vì vậy phải đối chiếu với các quy định tại Nghị định số 187 /2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty (Nghị định số 187/2004/NĐ-CP).


Ngày 19/4/2010, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã ký Công văn số 167/BĐMDN gửi UBND TP Hà Nội.

Ngày 19/4/2010, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã ký Công văn số 167/BĐMDN gửi UBND TP Hà Nội.

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi cổ phần hóa hoặc thỏa thuận các với chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.

Với tinh thần trên thì chỉ có các khoản nợ của doanh nghiệp phải trả đến hạn trả nợ mà chủ nợ và doanh nghiệp đã thỏa thuận thì mới được chuyển các khoản nợ đó thành vốn góp cổ phần, các khoản nợ khác không được áp dụng điều khoản trên.

Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định: Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mối năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước...

Với tinh thần trên thì người lao động chỉ được mua cổ phần ưu đãi một lần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước, các trường hợp mua cổ phần ưu đãi nhiều hơn một lần cho một năm làm việc tại khu vực nhà nước là không đúng với quy định của Nghị định số 187/200//NĐ-CP, cần phải thu hồi.

Phó Thủ tướng từng yêu cầu xử lý trách nhiệm hàng loạt cá nhân, tập thể liên quan vụ cổ phần hóa Công ty HACINCO

Ngày 15/6/2007, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3311/VPCP-ĐMDN do Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn ký gửi UBND TP Hà Nội truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tương Nguyễn Sinh Hùng về vụ cổ phần hóa Công ty HACINCO.


Phó Thủ tướng từng yêu cầu xử lý trách nhiệm hang loạt cá nhân, tập thể liên quan vụ cổ phần hóa Công ty HACINCO.

Phó Thủ tướng từng yêu cầu xử lý trách nhiệm hang loạt cá nhân, tập thể liên quan vụ cổ phần hóa Công ty HACINCO.

Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Ụỷ ban nhân nhân thành phố Hà Nội:

Thứ nhất, rút kinh nghiệm trong việc chậm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý các vướng mắc trong cổ phần hoá Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội.

Thứ hai, kiểm điểm trách nhiệm các tập thể và cá nhân của các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giảm sát, chậm trễ xử lý những sai phạm trong công tác cổ phần hoá tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội.

Thứ ba, kiểm điểm Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và những người có liên quan, trong việc để Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thua lỗ kéo dài mà không có biện pháp khắc phục theo các quy định hiện hành. Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc chỉ đạo, thực hịện không đúng các qụy định về cổ phần hoá công ty nhà nước.

Thứ tư, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những việc làm tiêu cực, gây thất thoát tài sản của Nhà nước và các nhà đầu tư (nếu có).

Thứ năm, thực hiện nghiêm các quy định về cổ phần hoá, có biện pháp bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư hợp pháp. Đối với khoản lỗ từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chuyển thành công ty cổ phần phải xử lý theo quy định hiện hành.

Thứ sáu, khẩn trương xử lý, giải quyết các công việc nói trên để chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thảnh công ty cổ phần trong tháng 7 năm 2007, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế