“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng!

(Dân trí) - Loạt bài “Tiếng thét đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên” của báo Dân trí đã vạch trần hành vi “tiếp tay” và nhận tiền lâm tặc của các nhân viên bảo vệ rừng Nam Sông Ba. Nếu hành vi này không được báo phát hiện, sẽ còn bao nhiêu khối gỗ chui lọt qua trạm…

Tiếng thét đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Thi Thơ (Trưởng BQL RPH Nam Sông Ba) cho biết: “Vụ việc trên UBND huyện đã giao cho Công an huyện điều tra. Dưới sự chỉ đạo của Sở NN và PTNN và huyện, Ban đã ra quyết định kỉ luật cảnh cáo đối với ông Nay Rên (Trạm trưởng) với hành vi “Làm ngơ không báo cáo và nhận tiền của lâm tặc”. Đồng thời, điều chuyển ông Nay Rên đi nơi khác. Còn Kros Thức đã xin thôi việc. Ông Nay Hương đã bị kiểm điểm, nhắc nhở.”.

“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng! - 1
Sau khi chung chi tiền cho nhân viên bảo vệ rừng, từng hộp gỗ lậu ngang nhiên chạy qua trạm và về tập kết tại xã Ia Rmok

“Đây chỉ mà mới kỉ luật bước đầu. Nếu sau khi có kết luận của Công an huyện và  hành vi của ông Nay Rên đủ yếu tố thì sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật. Bước đầu, ban đã họp và xác định đây ông Nay Rên vi phạm lần đầu và số tiền nhận là 800.000 đồng nên đã kỉ luật cảnh cáo.”, ông Thơ thông tin thêm.

“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng! - 2
Mỗi xe qua trạm, nhân viên bảo vệ rừng Nam Sông Ba đã lấy 50.000 đồng

Đối chứng với những tài liệu mà phóng viên báo Dân trí đã thu thập sau một thời gian “mật phục, nhập vai” vào người dân bản địa để “bám” hàng tháng trời tại Trạm QLBR Dreh (BQL RPH Nam Sông Ba) thì mỗi ngày đều có từ 3 – 5 xe chạy qua trạm. Đồng thời, trước khi qua thì xe chở gỗ của lâm tặc được đậu cách trạm khoảng 100m vào “xin xỏi”. Rồi 10 phút sau, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua mà không gặp một sự ngăn cản nào thì nhân viên trạm này. Mặc dù đang có người nằm ở trước trạm hàng ngày. Khoảng thời gian mà lâm tặc vận chuyển lâm sản mạnh nhất là vào từ 16 – 20h hàng ngày.

“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng! - 3
Lâm tặc ngang nhiên cưa gỗ và vận chuyển ra khỏi rừng, dưới sự tiếp tay của nhân viên bảo vệ rừng

Trước những chứng cứ “sắt thép” mà báo Dân trí đã phơi bày thì ông Nay Rên đã cúi đầu khai nhận về hành vi lấy tiền của lâm tặc để cho xe gỗ qua. Tuy nhiên, ông Rên khai nhận chỉ lấy mỗi xe 50.000 đồng. Tổng cộng số tiền lấy là 800.000 ngàn đồng là quá vô lý. Điều này đặt ra một câu hỏi khi căn cứ vào hành vi để xử lý hay vào số tiền ?.

“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng! - 4

Loạt bài: "Tiếng thét đau đớn của rừng Tây Nguyên" đã vạch trần được hành vi tiếp tay, nhận tiền cho lâm tặc chở gỗ qua của nhân viên bảo vệ rừng

Trong loạt bài “Tiếng thét đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên”, báo Dân trí đã bắt quả tang hơn chục người ngang nhiên vào phá tan hoang cánh rừng cách trạm Dreh này khoảng 7km. Và số gỗ này đều phải qua trạm quản lý bảo vệ rừng này. Vậy gỗ này làm sao qua được trạm để ra xã Ia Rmok (huyện Krông Pa, Gia Lai) tập kết. Nhân viên bảo vệ rừng thuộc QLB RPH Nam Sông Ba này đã có sự tiếp tay lâu dài như thế nào…?. Nếu những hành vi này không được xử lý nghiêm thì rừng Gia Lai vẫn sẽ tiếp tục bị “chảy máu”…Những đồi trọc ngày một nhiều…!.

“Tiếng thét” đau đớn của rừng xanh Tây Nguyên: Bước đầu cảnh cáo trạm trưởng! - 5

Nếu không xử lý nghiêm hành vi tiếp tay của nhân viên bảo vệ rừng thì rừng vẫn sẽ bị chảy máu...diện tích đồi trọc vẫn xuất hiện thêm nhiều

Như báo Dân trí đã có loạt bài điều tra về tình trạng, lâm tặc mở “công trường” khai thác gỗ trái phép trong khu rừng giao khoán thuộc xã Ia Rmok (huyện Krông Pa). Tuy nhiên, khu vực này chính quyền đi kiểm tra về báo cáo không phát hiện… Gỗ khi được khai thác thì “nối đuôi” nhau qua trạm QLBVR Dreh mà không bị xử lý. Chỉ cần lâm tặc vào “nói chuyện” với nhân viên bảo vệ rừng tại trạm là gỗ lậu có thể “ngang nhiên” qua trạm.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Phạm Hoàng