Sóc Trăng: Án đã tuyên, tiền đã có, sao khó thi hành ?

(Dân trí) - Dù đã có chỉ đạo của Tổng Cục Thi hành án dân sự trong việc thi hành án cho ông Huỳnh Thanh Dững nhưng cơ quan Thi hành án Sóc Trăng vẫn nại đủ lý do để "né" thực hiện, gây bức xúc trong dư luận người dân.

Ông Huỳnh Thanh Dững (ngụ xã Ngọţ Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chủ một đại lý thức ăn thủy sản ở địa phương) phản ánh: Từ năm 2005 đến năm 2008, ông Ngô Văn Đực và bà Võ Thị Tuyết Diễm (ngụ tại xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên) thỏa thuận mua thức ăn nuôi tôm sú của ông và đã nợ vớiĠsố tiền 1,203 tỷ đồng nhưng không trả.

Để đòi tiền, ông Dững khởi kiện đến TAND huyện Mỹ Xuyên, đồng thời ông Dững cũng có đơn yêu cầu kê biên khᶩn cấp tạm thời nhà đất của ông Đực-bà Diễm để đảm bảo thi hành án và được TAND huyện Mỹ Xuyên thực hiện kê biên khẩn cấp.

Phiên tòa cấp sơ thᶩm cũng như phúc thẩm đều tuyên buộc vợ chồng ông Đực và bà Diễm phải trả cho ông Dững số tiền 1,203 tỷ đồng và lãi suất theo qui định của ngân hàng nhà nước. Cơ quan thi hành án dân sự huyện Mỹ Xuyên đã kê biên và bán đấu giá tài sản của ông Đực, bà Di᷅m được 1,55 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền nói trên hiện nay vẫn do Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mỹ Xuyên quản lý chứ chưa giao cho ông Dững theo phán quyết của TAND các cấp.

Lý giải về điều này, cơ quan thi hành án dân sự huyện Mỹ Xuyên cho rằng: Vợ chồng ông Đực và bà Diễm không chỉ nợ tiền ông Dững mà còn nợ nhiều người khác và cũng đã khởi kiện ra tòa nên số tiền này phải trả cho những nŧười khác nữa, vì vậy mới có sự chậm trễ trong thi hành án cho ông Dững.

Được biết, sau khi ông Dững khởi kiện và được TAND huyện Mỹ Xuyên thụ Ŭý hồ sơ, người thân của ông Đực và bà Diễm cũng đồng loạt khởi kiện ông Đực bà Diễm ra tòa để đòi nợ với số tiền cũng bằng với số tiền ông Đực bà Diễm nợ ông Dững. Hòa giải tại TAND huyện Mỹ Xuyên, vợ chồng ông Đực thừa nhận nợ và đồng ý trả nợ cho nhữŮg người này. Vì vậy Thi hành án dân sự huyện Mỹ Xuyên “vin” vào đó để trì hoãn chi trả tiền cho ông Dững. Ông Dững nói: “Thực chất của vụ hòa giải là sự thỏa thuận ngầm giữa anh em trong gia đình ông Đực nhằm phân tán số tiền phải trả nợ cho tôi”.

Trả lời về vấn đề này, bà Sơn Thị Pheng- Thẩm phán TAND tỉnh Sóc Trăng- nói rõ: “Các quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các chủ nợ với vợ chồng ông Ngô Văn Đực đều thực hiện sau bản án sơ thẩm xử khởi kiện giữa ông Dững đối với vợ chồng ông Đực - bà Diễm”. Từ đó cho thấy cơ quan thi hành án dân sự Mỹ Xuyên không thi hành án cho ông Dững là không thuyết phục.

Cùng quan điểm đó, Vụ 10 (Viện KSND Tối cao) đã có văn bản số 3831 ngày 9/12/2010- nêu rõ: “Số tiền tŨu được từ việc phát mãi khối tài sản (của vợ chồng ông Đực - PV) sau khi trừ các chi phí khác về thi hành án sẽ được ưu tiên thanh toán cho ông Huỳnh Thanh Dững, số còn lại sẽ thanh toán cho các trường hợp khác”.

Thế nhưng, ngày 22/7/2011, ông Dương Công Lập- Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng lại có công văn gửi Cục Thi hành án dân sự Sóc Trăng với nội dung: “Ông Huỳnh Thanh Dững khởi kiện ông NgǴ Văn Đực và bà Võ Thị Tuyết Diễm về “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” mua thức ăn nuôi tôm sú không có thế chấp tài sản. Tòa án huyện Mỹ Xuyên đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm ông Đực và bà Diễm chuyển dịch nhà, đất để đảm bảo cho giai đoᶡn thi hành án. Xét thấy, việc Tòa án huyện Mỹ Xuyên kê biên nhà đất chỉ nhằm mục đích cấm tẩu tán tài sản. Còn việc giao dịch dân sự nếu có thế chấp tài sản để mua nợ, thì người nhận tài sản thế chấp được ưu tiên thanh toán nợ theo khoản 3 Điều 47 LuậtĠthi hành án dân sự. Nếu không có thế chấp tài sản thì không được ưu tiên thi hành án về khoản nợ”.

Vậy là văn bản của TAND tỉnh Sóc Trăng lạiĠ“đá ngược” với văn bản của Viện KSND Tối cao và ngược với phán quyết của chính TAND tỉnh Sóc Trăng, còn ông Dững là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Trước văn bản của TAND tỉnh Sóc Trăng, ông Dững tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan chức năng. <įp>

Trả lời khiếu nại của ông Dững, ngày 9/11/2011, Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh Sóc Trăng- ông Nguyễn Hoàng Xuân cho rằng: Cục THADS tỉnh Sóc Trăng “đã ţó công văn xin ý kiến chỉ đạo” nghiệp vụ của Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp, khi có văn bản chỉ đạo của Tổng cục THADS, Cục THADS tỉnh sẽ chỉ đạo Chi cục THADS huyện Mỹ Xuyên giải quyết”. Hóa ra, bản án dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan Thi hành áŮ huyện Mỹ Xuyên và Thi hành án tỉnh Sóc Trăng lại nại ra lý do “phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp cao hơn”, phải chăng có khuất tất khi tiếp tay cho ông Đực, bà Diễm không phải trả nợ cho ông Dững bằng cách chờ cấp trên “cầm tay chỉ việc?”.

č

Lý giải về điều này, lãnh đạo cơ quan THADS tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Đúng là vợ chồng ông Đực, bà Diễm có nợ ông Dững số tiền đó và cơ quan thi hành án huy᷇n Mỹ Xuyên đã kê biên và bán đấu giá căn nhà của ông Đực và bà Diễm nhưng do có Công văn của ông Dương Công Lập (Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng) “chen” ngang, ngược với phán quyết tại bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng nên chưa thể thi hành án cho Ǵng Dững được.

Ông Trương Hùng Thanh- Cục trưởng Cục THADS Sóc Trăng- cho rằng: “Bản án của tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ tuyên buộc ông Đực và bà Diễm phải trả nợ cho ông Dững số tiền 1,203 tỷ đồng nhưng không nêu rõ lấy tiền từ đâu để trả. Còn căn nhà của ông Đực được tòa án huyện Mỹ Xuyên kê biên cũng chỉ nói rõ là để đảm bảo thi hành án nhưng không nêu rõ thi hành án cho ai nên cơ qŵan thi hành án không thể thi hành được. Nếu như bản án nêu kê biên, bán đấu giá căn nhà của ông Đực, bà Diễm để thi hành án cho ông Dững thì quá dễ cho cơ quan thi hành án. Vì vậy Cục THADS tỉnh đã gửi công văn xin ý kiến của Tổng cục THADS chỉ đạo trả tiền cho ai thì cơ quan thi hành án địa phương sẽ thực hiện theo chỉ đạo.

Có văn bản ý kiến chỉ đạo của Tổng cục THADS nhưng cơĠquan THADS Sóc Trăng vẫn không thực hiện.
Có văn bản ý kiến chỉ đạo của Tổng cục THADS nhưng cơ quan THADS Sóc Trăng vẫn không thực hiện.

Ngày 1/11/2012, Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp đã có văn bản số 2391/TCTHADS-NV1 gửi Cục THADS tỉnh Sóc Trăng với nội dung thông báo kết quả cuộc họp liên ngành gồm Vụ 10 ĭ Viện KSND Tối cao, Tòa dân sự- TAND Tối cao, các Vụ chuyên môn trong Tổng cục THADS (Vụ Nghiệp vụ 1, Vụ Nghiệp vụ 2, Vụ Giải quyết khiếu nại- tố cáo) và thống nhất: “Số tiền bán tài sản của ông Đực và bà Diễm sau khi trừ các khoản án phí, chi phí thi Ũành án thì số tiền còn lại được ưu tiên thanh toán cho ông Huỳnh Thanh Dững theo bản án số 210/DS-PT ngày 16/11/2009 của TAND tỉnh Sóc Trăng”. Thế nhưng, cho đến nay, Cục THADS tỉnh Sóc Trăng cũng như Chi cục thi hành án huyện Mỹ Xuyên vẫn không thực hũện.

Lý giải về việc này, Cục trưởng THADS tỉnh Sóc Trăng Trương Hùng Thanh cho rằng: “Chúng tôi cũng đã nhận được Công văn của Tổng cục THADS. ĊViệc thi hành án cho ông Dững là được rồi, nhưng số tiền ông Đực, bà Diễm nợ những người kia thì công văn không nói rõ lấy từ đâu để trả nên chúng tôi không thể thi hành được. Hơn nữa, khi kê biên tài sản của ông Đực và bà Diễm, TAND huyện Mỹ Xuyên cũnŧ chỉ nói để đảm bảo thi hành án nhưng không nói rõ thi hành án cho ai nên rất khó cho chúng tôi”.

Cách lý giải của cơ quan Thi hành án Sóc Trănŧ thật khó hiểu bởi suy cho cùng cũng là sự tắc trách, cố ý “chơi chữ” để gây khó khăn, làm thiệt thòi đến quyền lợi của ông Dững, khiến dư luận người dân bất bình.

Bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không hiểu vì sao cơ quan THA địa phương vẫn “xin ý kiến” chỉ đạo của cấp trên. Phải chăng đây là cách né tránh thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng và các cơ quan có thẩmĠquyền ở địa phương?

Một bản án đã có hiệu lực pháp luật 5 năm, các cơ quan chức năng đã có văn bản chỉ đạo giải quyết nhưng cơ quan thi hành ánĠở Sóc Trăng lại chưa thể thi hành. Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao lại có sự né tránh trong thi hành án khi mà án tuyên đã có hiệu lực, tiền thi hành án đã có trong tay cơ quan Thi hành án Mỹ Xuyên. Có gì khuất tất hay không mà các cơ quan Thi hành án ở Sdzc Trăng luôn tìm cách chống lại chỉ đạo của cấp trên ?.

       &nŢsp;                                          Ħnbsp;                                             Bạch Dương - Huỳnh Hải

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm