Bài 8:

Nữ lao động kêu cứu tại Ả Rập Xê Út: Cần làm rõ trụ sở “ma” trong bản hợp đồng!

(Dân trí) - Sự việc Công ty Petromanning sử dụng địa chỉ trụ sở “ma” trong các bản hợp đồng ký kết đưa người lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út, điều trớ trêu, địa chỉ này vẫn tồn tại trên website của Cục quản lý lao động ngoài nước khiến dư luận ngỡ ngàng.

Một câu hỏi đang chờ đợi sự giải đáp là tại sao công ty này phải dùng địa chỉ trụ sở “ma”?

Sau khi Báo Dân trí vào cuộc thông tin nội dung kêu cứu, phản ánh của hai nữ lao động Trần Thị T (SN 1986, trú tại Lạng Giang - Bắc Giang) và Trương Thị Nhang (SN 1976, trú tại tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP. Bắc Kạn) về những bức xúc khi được Công ty cổ phần phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam (Petromanning) đưa đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út, Báo Dân trí tiếp tục nhận được kêu cứu của người thân một nữ lao động được công ty này ký hợp đồng đưa đi, hiện đang lao động tại Ả Rập Xê Út.

Nữ lao động kêu cứu tại Ả Rập Xê Út: Cần làm rõ trụ sở “ma” trong bản hợp đồng! - 1

Chị Trương Thị Nhang (SN 1976, trú tại tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP. Bắc Cạn) đã liên hệ với Báo Dân trí cung cấp các thông tin về việc được Công ty Petromanning đưa đi lao động tại Ả Rập Xê Út nhưng khi chị kêu cứu cũng bị bắt nộp 3000 USD mới được về nước.

Chị Trương Thị Nhang (SN 1976, trú tại tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP. Bắc Cạn) đã liên hệ với Báo Dân trí cung cấp các thông tin về việc được Công ty Petromanning đưa đi lao động tại Ả Rập Xê Út nhưng khi chị kêu cứu cũng bị bắt nộp 3000 USD mới được về nước.

Cùng đó, PV Dân trí đã vào cuộc điều tra, phát hiện Công ty Petromanning đã dùng địa chỉ “ma” trong các bản hợp đồng đưa người lao động đi xuất khẩu. Cụ thể, tại Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Ả Rập Xê Út số KSA - 352/2016/PTT, Công ty Petromanning ký với người lao động là chị Trương Thị Nhang không hề ghi rõ thời gian ký hợp đồng.

Theo đơn kêu cứu của chị Nhang gửi Báo Dân trí, ngày 21/9/2016, chị được Công ty Petromanning sắp xếp bay sang Ả Rập Xê Út theo hợp đồng đã ký kết trên. Chị Nhang cho biết, hợp đồng đó được ký kết trước khi chị bay khoảng 5 ngày, tức là khoảng ngày 16/6/2016.

Vậy tại sao, bản hợp đồng lao động giữa Công ty Petromanning lại bỏ trống không ghi rõ thời gian cụ thể?

Cũng tại bản hợp đồng bỏ trống thời gian này, trụ sở công ty được ghi rõ: Tầng 10 Maple Tower, Lô C2L, Cụm sản xuất TTCN và CN nhỏ phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy (Hà Nội).

Nữ lao động kêu cứu tại Ả Rập Xê Út: Cần làm rõ trụ sở “ma” trong bản hợp đồng! - 3

Hợp đồng đưa người đi lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út của công ty Petromanning bỏ trống thời gian ký và ghi địa chỉ công ty tại Tầng 10 Maple Tower, Lô C2L, Cụm sản xuất TTCN và CN nhỏ phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy (Hà Nội).

Hợp đồng đưa người đi lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út của công ty Petromanning bỏ trống thời gian ký và ghi địa chỉ công ty tại Tầng 10 Maple Tower, Lô C2L, Cụm sản xuất TTCN và CN nhỏ phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy (Hà Nội).

Tại Website của Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ Lao động thương binh và Xã hội) ngày 23/02/2017 thông tin cụ thể về Công ty Petromanning ghi phần địa chỉ như sau: “Tầng 10 Maple Tower, Lô 2CL, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (hiện tạm chuyển đến tầng 16 toà nhà Intracom 2, đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm do trụ sở chính đang sửa chữa”.

Tuy nhiên, sáng ngày 23/2, PV Dân trí đã đến trực tiếp địa chỉ Tầng 10 Maple Tower thì không hề có việc nơi đây đang được sửa chữa. Xác nhận và cung cấp thông tin chính thức cho Báo Dân trí, đại diện Công ty cổ phần Hương Giang, chủ sở hữu của toà nhà Maple Tower khẳng định: Công ty Petromanning đã chính thức thanh lý hợp đồng thuê văn phòng tại tầng 10 và rời khỏi toà nhà này vào ngày 1/2/2016.

Đại diện Công ty Hương Giang còn cho biết thêm, đã có nhiều đơn vị đến địa chỉ này tìm Công ty Petromanning, nhất là cơ quan thi hành án nhưng không thấy vì họ đã chấm dứt hợp đồng thuê trụ sở từ lâu.


Thông tin trụ sở của Công ty Petromanning trên Website của Cục quản lý lao động Ngoài nước.

Thông tin trụ sở của Công ty Petromanning trên Website của Cục quản lý lao động Ngoài nước.

Nữ lao động kêu cứu tại Ả Rập Xê Út: Cần làm rõ trụ sở “ma” trong bản hợp đồng! - 6

Công ty Petromanning đã chính thức thanh lý hợp đồng thuê văn phòng tại tầng 10 và rời khỏi toà nhà này vào ngày 1/2/2016.

Công ty Petromanning đã chính thức thanh lý hợp đồng thuê văn phòng tại tầng 10 và rời khỏi toà nhà này vào ngày 1/2/2016.

Vậy tại sao, Công ty Petromanning lại sử dụng địa chỉ “ma” như vậy trong các bản hợp đồng đưa người lao động?

Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Theo quy định của pháp luật, khi một doanh nghiệp thay đổi trụ sở hoạt động thì cũng đồng thời bắt buộc phải đăng ký Giấy phép đăng ký kinh doanh. Có nghĩa là sau ngày 1/2/2016, khi Công ty Petromanning rời trụ sở khỏi địa chỉ Tầng 10 Maple Tower, Lô 2CL, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội thì công ty này đã phải có Giấy phép đăng ký kinh doanh mới.

Điểm mấu chốt tiếp theo ở chỗ, tại khoản 3, điều 11, chương II, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2006) quy định về việc cấp đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; quá thời hạn này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực”.


PV Dân trí đã tới tầng 16 toà nhà Intracom 2, đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm để làm việc Công ty Petromanning nhưng vẫn không nhận được phản hồi chính thức từ lãnh đạo Công ty.

PV Dân trí đã tới tầng 16 toà nhà Intracom 2, đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm để làm việc Công ty Petromanning nhưng vẫn không nhận được phản hồi chính thức từ lãnh đạo Công ty.

Thực tế này cần lời giải đáp.

Báo Dân trí kính đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh kiểm tra xem Công ty Petromanning đã thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hay chưa. Đây là việc cần làm ngay để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như sự nghiêm minh của công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc!

Anh Thế - Hoàng Mạnh