Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy!

(Dân trí) - Công trình thủy lợi cầu Sến được đầu tư xây dựng theo chương trình 135 của Chính phủ để phục vụ cho gần 200 ha đất nông nghiệp tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Dự án có vốn đầu tư gần 1,4 tỷ đồng và đến thời điểm này trạm bơm đang phải chờ ngày phá dỡ.

Công trình thủy lợi tiền tỷ chờ ngày phá hủy

Trạm bơm nước tưới phục vụ sản xuất cho bà con xã Thanh Đức được khởi công xây dựng năm 2002 và hoàn thành năm 2007. Công trình có 2 tổ máy với hệ thống đường ống được thiết kế bằng ống thép, có chiều dài 596 m, phi 600, chạy vòng qua cánh đồng cây Mãn, nằm cách mặt đất hơn 1,5 m bởi 1 hệ thống chân trụ là bê tông cốt thép vững chắc.

Ngoài ra, còn có 1 hệ thống dẫn nước bằng bê tông dài trên 885 m, có nhiệm vụ dẫn nước từ đường ống về vùng nguyên liệu chè. Tin vui ấy đến với bà con các xóm có tuyến kênh chạy qua "như đất hạn gặp mưa rào", ai cũng phấn khởi đợi chờ một công trình thủy lợi vĩ đại. Khi trạm bơm và tuyến kênh này hoạt động sẽ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 80 ha lúa cùng với diện tích chè công nghiệp, đời sống người dân sẽ được nâng cao, góp phần thay đổi bộ mật của một vùng quê nghèo.

Tuy nhiên, từ khi công trình được hoàn thành đến nay, hệ thống thủy lợi này chỉ duy nhất hoạt động được một lần khi chạy thử. Hiện nay máy móc, đường ống đã hoen rỉ, kênh bê tông cỏ mọc um tùm. Việc xây dựng trạm bơm và tuyến kênh không phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn về kinh tế của nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân.

Ông Nguyễn Hữu Vĩnh - Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: "Theo thiết kế, công trình này sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất của bà con trong xã. Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi này không phù hợp với cánh đồng chè và nguồn nước ở khe Trảy rất ít, thậm chí thường xuyên bị khô cạn, không thể đủ nước để bơm tưới nên phải ngưng hoạt động. Lỗi này thuộc về trách nhiệm của đơn vị thực hiện, vì họ không khảo sát kỹ nhu cầu chuyển đổi cây trồng của người dân".

Những vườn chè nằm ngay cạnh kênh tưới đáng ra phải là địa điểm thuận tiện để dẫn nước vào mùa hạ, nhưng các chủ vườn chè lại phải gánh nước từ sông lên để tưới chè.

Ông Nguyễn Hữu Tài, xóm 2, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương bức xúc: "Mang tiếng công trình thủy lợi được xây dựng tới tiền tỷ, nhưng quanh năm người dân vẫn không có nước tưới. Các hộ gia đình phải xuống tận sông để gánh nước nước lên tưới chè, và tự chế tạo máy bơm nước, trạm bơm nước thủ công, hoặc trông chờ vào nước trời".

"Trạm bơm xây dựng xong chẳng những không sử dụng được mà còn gây phiền hà trong việc sản xuất, người dân đi làm bị vướng mắc nên đã yêu cầu lên cấp trên để được tháo dỡ, chứ để vậy lâu nay nó vẫn chỉ là "con rồng khô" của xã", chị Nguyễn Thị Thanh, xóm 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương cho biết.

Không sử dụng trạm bơm, nhân dân xã Thanh Đức đã đề nghị huyện Thanh Chương có giải pháp tháo dỡ trạm bơm đi nơi khác để giải tỏa đường đi lại cho nhân dân sản xuất, do đường ống và mương ngăn cách cản trở khó khăn trong việc vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Chương, các cầu máng đang nhiều nên huyện đã có Công văn chỉ đạo các xã, thị trấn báo cáo nhu cầu sử dụng ống thép dẫn nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp để thay thế các cầu máng.

"Xã cũng đã nhiều lần gửi Công văn trình lên Sở NN-PTNT Nghệ An và UBND huyện Thanh Chương để có phương án xử lý hệ thống thủy lợi này, có thể di dời đường ống để lắp đặt cho địa phương khác đang có nhu cầu. Sắp tới, xã sẽ dùng 3 m ở điểm đầu của trạm bơm để làm đường cho người dân đi lại, nhằm thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển sản phẩm thu hoạch của người dân", ông Nguyễn Hữu Vĩnh - Chủ tịch UBND xã Thanh Đức cho biết thêm.

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng công trình tiền tỷ bị bỏ hoang là do các cơ quan chức năng địa phương cùng với đơn vị thực hiện đã không khảo sát, tính toán kĩ trước khi xây dựng, đặt địa điểm xây dựng công trình chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đây là một trong những công trình thể hiện sự lãng phí nguồn kinh phí khi đầu tư không đúng chỗ, dẫn đến không phát huy được hiệu quả kinh tế.

Dưới đây là một số hình ảnh công trình thủy lợi tiền tỷ chờ ngày phá hủy:

Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 1
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 2
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 3
Đường ống dài hơn 596m, phi 600, chạy vòng qua cánh đồng cây Mãn
Đường ống dài hơn 596m, phi 600, chạy vòng qua cánh đồng cây Mãn
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 5
Cỏ mọc um tùm.
Cỏ mọc um tùm.
Công trình không mang lại hiệu quả.
Công trình không mang lại hiệu quả.
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 8
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 9
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 10

Diện tích chè của người dân do không có nước tưới nên bị cháy vàng
Diện tích chè của người dân do không có nước tưới nên bị cháy vàng
Đường ống nằm cách mặt đất hơn 1,5m bởi 1 hệ thống chân trụ và bê tông cốt thép vững chắc
Đường ống nằm cách mặt đất hơn 1,5m bởi 1 hệ thống chân trụ và bê tông cốt thép vững chắc
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 14
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 15
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 16
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ xây xong chờ ngày... phá hủy! - 17

Đường ống bị hoen rỉ, nhiều chỗ cỏ xanh mọc lên um tùm
Đường ống bị hoen rỉ, nhiều chỗ cỏ xanh mọc lên um tùm

Vòi dẫn nước từ khe, suối đổ ra ruộng
Vòi dẫn nước từ khe, suối đổ ra ruộng

: Nhiều hộ gia đình tự tạo máy bơm thủ công bằng cách lấy máy cắt cỏ và chế tạo thêm cuồng hút để lấy nước từ khe, suối ra ruộng
: Nhiều hộ gia đình tự tạo máy bơm thủ công bằng cách lấy máy cắt cỏ và chế tạo thêm cuồng hút để lấy nước từ khe, suối ra ruộng

Đất bỏ hoang khi nước rất ít được người dân dùng máy nhỏ bơm từ khe suối vào.
Đất bỏ hoang khi nước rất ít được người dân dùng máy nhỏ bơm từ khe suối vào.

Thu Hiền