Bạn đọc viết:

"Hà Nội muốn phân làn giao thông thành công, nên học cách của TPHCM"

Hải Hà

(Dân trí) - Để đạt được hiệu quả trong việc phân làn giao thông, theo tôi TP Hà Nội nên học hỏi kinh nghiệm TPHCM, cụ thể là cách phân làn đường Điện Biên Phủ đoạn từ Cầu Sài Gòn tới vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Khi áp dụng cách phân làn đó của TPHCM cho đường Nguyễn Trãi - Hà Nội (ít làn hơn nhưng đặc thù 2 bên nhiều nơi cần rẽ), thì phải:

- Tạo làn đi thẳng liên tục (với dải phân cách cứng) từ hầm chui qua cầu vượt Ngã Tư Sở, tới thẳng ngã tư Tây Sơn - Thái Thịnh, thậm chí đóng luôn nút giao này. Các xe ở nút giao này phải rẽ phải liên tục rồi quay đầu. Làn đi thẳng liên tục này sẽ đi thẳng tới nút giao Nguyễn Lương Bằng luôn. Trong làn đi thẳng này 1-2 làn cho xe ô tô, làn còn lại cho xe máy. Có thể bố trí điểm mở ở trước các cầu vượt để xe ở làn hỗn hợp nhập vào được (hoặc không).

- Làn hỗn hợp bên phải cho cả xe ô tô đi vào bình thường. Làn sát vỉa hè thì chỉ xe máy/bus.

- Toàn bộ TP Hà Nội phải phân làn giống TP.HCM, làn sát vỉa hè nhất bao giờ cũng là làn xe máy. Kể cả rẽ phải, thì ô tô phải rẽ từ làn của mình (làn 1/2) chứ không được rẽ phải liên tục từ làn xe máy.

- Mỗi làn cần có đèn giao thông riêng, không liên quan tới nhau, như vậy sẽ rất dễ.

- Tạo "làn sóng xanh giao thông" ở các trục chính để xe lưu thông nhanh.

- Có thể áp dụng tương tự ở Xã Đàn (từ Ô Chợ Dừa tới nút giao Giải Phóng).

Hà Nội muốn phân làn giao thông thành công, nên học cách của TPHCM - 1

Mặc dù đường Nguyễn Trãi được xây dựng 12 làn (6 làn đường mỗi bên) và có thể xem là con đường rộng nhất thủ đô nhưng khi đến nút giao Ngã Tư Sở, con đường này bị thắt nút cổ chai hẹp lại dẫn đến sự ùn tắc giao thông (Ảnh: Quân Đỗ).

Ngoài ra, toàn TPHCM phạt nguội và phạt nóng khá chặt và liên tục, nên tạo ra ý thức "sợ" của người dân. Xe đi tốc độ cao nên người dân cũng tôn trọng luật hơn, dần dần tập thể "có ý thức" sẽ nhiều hơn "vô ý thức" và tạo thành nề nếp.

Tổ chức giao thông đồng bộ cộng với xử phạt nghiêm và công bằng sẽ tạo ra nếp giao thông có văn hóa.

Các tuyến đường 1-3 làn thì phân làn mềm (làn 1+2: ô tô, làn 3: xe máy). Các tuyến đường từ 4 làn trở lên thì có phân làn cứng (làn 1+2+3: ô tô, làn 4, 5, 6: làn hỗn hợp + cho xe rẽ phải).

Thậm chí đường Nguyễn Văn Linh tại Q7, TPHCM còn có tới 3 làn chính:

- Làn 1 (chỉ để đi thẳng, rẽ trái, chỉ dành cho ô tô): 2-3 làn.

- Làn 2 (chỉ để đi thẳng, chỉ dành cho ô tô): 2-3 làn.

- Làn 3 (chỉ để đi thẳng, rẽ phải, làn hỗn hợp): 2-3 làn.

Xe máy muốn rẽ trái ở tuyến Nguyễn Văn Linh sẽ phải chờ ở làn chờ rẽ trái của tuyến đường trước mặt (ở Đài Loan gọi là "quy tắc rẽ trái hai giai đoạn")

Độc giả Quang Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm