Kiên Giang:

Doanh nghiệp “cướp” đường công cộng: Đề nghị giám định lại giá trị tài sản thiệt hại!

(Dân trí) - Liên quan đến vụ hủy hoại tài sản trên tuyến đường dân sinh bị Công ty Hải Lưu ngang nhiên lấn chiếm, qua phân tích của một số chuyên gia về lĩnh vực xây dựng thì thiệt hại tài sản của ông Phạm Văn Sỹ là trên 2,4 triệu đồng. Do đó, người bị thiệt hại và luật sư đề nghị các cơ quan chức năng huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) giám định lại giá trị thiệt hại tài sản theo đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Như Dân trí đã phản ánh, vào các ngày 4/7, 6/9, 29/9 và 20/10/2015, ông Phạm Văn Sỹ (ngụ khu phố 7, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) thuê người chôn một số trụ điện để kéo đường điện phục vụ sinh hoạt, kinh doanh trên tuyến đường dân sinh từ đầu đường Trần Hưng Đạo xuống biển tại tổ 8, khu phố 7 (con đường dân sinh bị phía Công ty Hải Lưu ngang nhiên xây dựng lấn chiếm nhiều năm qua).

Vào các ngày trên, sau khi phía ông Sỹ chôn trụ điện xong thì một nhóm người của Công ty Dịch vụ Bảo vệ Quang Minh do ông Trương Công Niệm làm Giám đốc, đến đe dọa rồi nhổ bỏ, hủy hoại hết các trụ điện này. Nhóm người này nói là được bà Ngô Thị Phượng (chủ dự án Hải Lưu) thuê ngăn cản không cho phía ông Sỹ kéo điện.

Theo ông Phạm Văn Sỹ, tổng giá trị tiền 4 lần ông thuê người chôn trụ điện là trên 30 triệu đồng, bao gồm tiền vật liệu và tiền nhân công. Trong đó, có lần ông Sỹ thỏa thuận bằng miệng, có lần ông ký hợp đồng thuê người để thực hiện.

Một lần phía ông Phạm Văn Sỹ bị ngăn cản, hủy hoại trụ điện.
Một lần phía ông Phạm Văn Sỹ bị ngăn cản, hủy hoại trụ điện.
Một hợp đồng thuê người chôn trụ điện của ông Sỹ với số tiền trên 10 triệu đồng.
Một hợp đồng thuê người chôn trụ điện của ông Sỹ với số tiền trên 10 triệu đồng.

Điều đáng nói, với nhiều lần hủy hoại tài sản người khác nêu trên, nhưng cơ quan Công an huyện Phú Quốc lại cho rằng, hành vi của nhóm người trực tiếp hủy hoại (trong đó người bị hại tố do bà Ngô Thị Phượng, ông Trương Công Niệm chỉ đạo) và những người có liên quan lại… không cấu thành tội phạm. Ngoài ra, qua giám định thiệt hại thì giá trị tài sản bị thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng nên không đủ định lượng để khởi tố vụ án hình sự.

Video: Một lần phía ông Phạm Văn Sỹ bị hủy hoại trụ điện.

Tuy nhiên, vấn đề gây bức xúc đối với dư luận địa phương và người dân bị thiệt hại mà theo một luật sư ở Kiên Giang nhận định, thì việc giám định giá trị thiệt hại tài sản của cơ quan chức năng huyện Phú Quốc là... có vấn đề.

Theo luật sư, vụ việc hủy hoại tài sản của ông Phạm Văn Sỹ xảy ra trong năm 2015, nhưng cơ quan chức năng lại áp dụng đơn giá của năm 2012 để tính giá trị thiệt hại là không thuyết phục, gây mất quyền lợi cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, khi giám định thiệt hại, cơ quan chức năng chỉ tính toán giá trị vật liệu xây dựng để lấp đầy các hố móng trụ điện mà không tính công đào hố, thi công phần hồ,… để xác định giá trị tài sản thiệt hại là chưa đúng.

Doanh nghiệp “cướp” đường công cộng: Đề nghị giám định lại giá trị tài sản thiệt hại! - 3
Doanh nghiệp “cướp” đường công cộng: Đề nghị giám định lại giá trị tài sản thiệt hại! - 4
Các cơ quan: Công an huyện Phú Quốc, Viện KSND huyện Phú Quốc và Viện KSND tỉnh Kiên Giang đều cho rằng, vụ hủy hoại không đủ cơ sở cấu thành tội phạm nên không khởi tố vụ án hình sự, đã gây bức xúc cho người dân vì lý do đưa ra của các cơ quan này là không thuyết phục.
Các cơ quan: Công an huyện Phú Quốc, Viện KSND huyện Phú Quốc và Viện KSND tỉnh Kiên Giang đều cho rằng, vụ hủy hoại không đủ cơ sở cấu thành tội phạm nên không khởi tố vụ án hình sự, đã gây bức xúc cho người dân vì lý do đưa ra của các cơ quan này là không thuyết phục.

Với vụ việc của ông Phạm Văn Sỹ, theo một số người am hiểu pháp luật chuyên về lĩnh vực xây dựng, thì cách xác định giá trị thiệt hại về tài sản là trụ điện đã được chôn và đổ móng bê-tông phải theo công thức: Tiền đầu tư cột điện + Công đào hố móng + Vật liệu xây dựng + Công thợ thi công phần hồ.

“Trong trường hợp này, cơ quan điều tra cho rằng, cột điện không bị hư hao giảm sút công năng sử dụng, chúng tôi đồng ý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không tính tiền công đào hố móng, thi công phần hồ để tính giá trị thiệt hại về tài sản của chúng tôi là không chính xác và thiếu tính khách quan”, ông Sỹ bức xúc.

Doanh nghiệp “cướp” đường công cộng: Đề nghị giám định lại giá trị tài sản thiệt hại! - 6
Một bảng giá vật liệu xây dựng năm 2015 của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang. Trong vụ này, việc hủy hoại tài sản xảy ra năm 2015 nhưng các cơ quan chức năng huyện Phú Quốc lại áp dụng đơn giá năm 2012 mà không phải là của 2015 để định giá trị thiệt hại là hết sức vô lý. Phải chăng, việc cố tình áp dụng đơn giá như thế này của cơ quan chức năng là để bao che cho sai phạm.
Một bảng giá vật liệu xây dựng năm 2015 của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang. Trong vụ này, việc hủy hoại tài sản xảy ra năm 2015 nhưng các cơ quan chức năng huyện Phú Quốc lại áp dụng đơn giá năm 2012 mà không phải là của 2015 để định giá trị thiệt hại là hết sức vô lý. Phải chăng, việc "cố tình" áp dụng đơn giá như thế này của cơ quan chức năng là để bao che cho sai phạm.

Cũng theo người bị thiệt hại và luật sư, trong Quyết định số 229/QĐ-VKS-KT ngày 22/8/2016 của Viện KSND tỉnh Kiên Giang, lại áp dụng đơn giá xây dựng của năm 2012 để tính toán giá trị thiệt hại về tài sản của năm 2015 là điều hết sức vô lý. “Đây có phải là dấu hiệu bao che, hay chỉ là cách áp dụng sai pháp luật của các cơ quan chức năng huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. Vụ việc này đã gây cho chúng tôi biết bao thiệt hại về mặt tài chính và chúng tôi đã gửi nhiều đơn khiếu nại nhưng vẫn không được các cơ quan có thẩm quyền xem xét mà bác bỏ yêu cầu chính đáng của chúng tôi, thì người dân chúng tôi còn biết tin vào ai”, người bị thiệt hại đặt vấn đề.

Doanh nghiệp “cướp” đường công cộng: Đề nghị giám định lại giá trị tài sản thiệt hại! - 8
Qua phân tích của một số chuyên gia và luật sư về lĩnh vực xây dựng thì giá trị thiệt hại tài sản của ông Phạm Văn Sỹ qua các lần bị hủy hoại trụ điện là trên 2,4 triệu đồng. Theo luật sư, số tiền bị thiệt này đủ để khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật. Do đó, người bị thiệt hại và luật sư đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang cần xem xét lại vụ việc để xử lý theo quy định, bảo đảm quyền lợi cho người dân.
Qua phân tích của một số chuyên gia và luật sư về lĩnh vực xây dựng thì giá trị thiệt hại tài sản của ông Phạm Văn Sỹ qua các lần bị hủy hoại trụ điện là trên 2,4 triệu đồng. Theo luật sư, số tiền bị thiệt này đủ để khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật. Do đó, người bị thiệt hại và luật sư đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang cần xem xét lại vụ việc để xử lý theo quy định, bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Theo người bị thiệt hại, qua tìm hiểu từ một số chuyên gia và luật sư về lập dự toán xây dựng cho thấy, khi áp dụng Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 và Quyết định 2690/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang để tính toán thiệt hại về tài sản thì kết quả thật bất ngờ, khi giá trị thiệt hại của phía ông Sỹ qua các lần bị hủy hoại trụ điện là trên 2,4 triệu đồng.

“Với giá trị thiệt hại nêu trên và việc phá hoại xảy ra liên tục, nhiều lần, có tổ chức, đã có lần bị xử phạt vi phạm hành chính thì những người có liên quan đến vụ việc này đã đủ yếu tố cấu thành tôi phạm hay chưa”, ông Sỹ thẳng thắn đặt câu hỏi với các cơ quan chức năng địa phương.

Trao đổi với PV Dân trí, qua những phân tích nêu trên, người bị thiệt hại và luật sư cùng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang cần xem xét, định giá lại giá trị thiệt hại tài sản trong vụ việc hủy hoại trụ điện trên tuyến đường dân sinh để đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi của người dân.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

H.H

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm