Bàn tiếp về giáo dục hướng nghiệp
(Dân trí) - Tình cờ tôi đọc được bài viết về chủ đề hướng nghiệp trên Diễn đàn Dân trí. Bản thân là sinh viên, tôi rất thông cảm với tâm trạng của nhiều bạn học sinh khối 12 đang đứng giữa ngã ba đường trước mỗi mùa thi đại học…
Thỉnh thoảng, tôi lại nhận được những câu hỏi của các bạn học lớp 12 đang chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký thi đại học, ví dụ: "Bây giờ em không biết nên thi ngành quản trị kinh doanh hay khách sạn du lịch?" Tôi hỏi bạn ấy có khái niệm hay hình dung được gì về hai ngành bạn vừa hỏi, bạn có biết sẽ được học những gì và sau này sẽ làm gì không, thì bạn ấy trả lời là chỉ chọn dựa trên cảm tính vì ... nghe tên những ngành đó thấy hay hay. Cũng chưa tính đến bản thân mình có thích hợp với một trong hai ngành đó không.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn |
Còn cách làm hiện nay nặng về hình thức, bộc lộ nhiều hạn chế.
- Thứ hai, hệ quả của quá trình cải cách giáo dục dẫn tới Chương trình học quá tải so với trình độ chung của học sinh, từ đó tình trạng dạy thêm học thêm sôi động hơn trước. Vậy thì thời gian đâu mà các bạn tự xem xét lại mình có khả năng gì nổi trội, có thể làm tốt việc gì và không tốt việc gì.
Các bạn ấy cũng không còn thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu các ngành nghề đang hoạt động ở địa phương, rồi hỏi ý kiến các anh chị đã vào đời… để từ đấy xác định được thế mạnh của bản thân và chọn đúng ngành thi phù hợp.
(Ảnh mang tính chất minh họa)
- Thứ ba, do áp lực từ gia đình thích con thi đại học hay ít nhất là cao học. Thường nhiều phụ huynh có tâm lý: Con mình thua kém bạn bè thì khó ai có thể chấp nhận được, thay vào đó họ không tìm hiểu kỹ những ngành nghề thích hợp với con mình. Trong khi ấy, không ít các bạn cảm thấy không còn hứng thú với việc học, nhưng nếu học nghề thì bị coi là ngu dốt, tự đánh mất tương lai.
Mặt khác, theo suy nghĩ của tôi, các trường nên tiến hành giáo dục hướng nghiệp vào đầu năm học cho các lớp 10, 11, 12. Đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước khi đổi mới cơ bản cách giáo dục hướng nghiệp.
Nếu như có thể đan xen môn học có tính phát triển năng khiếu từ bậc tiểu học, không phải bắt buộc học mọi môn như hiện nay, mà các em có quyền tự chọn và thay đổi nếu bản thân cảm thấy không phù hợp. Chỉ từ những môn học tự chọn như vậy cũng như một số trò chơi tự nguyện, các em sẽ bộc lộ năng khiếu và tạo cơ hội phát triển sau này. Việc đó giúp cho nhà trường cũng như các em và phụ huynh xác định được hướng phát triển lâu dài. Đến hết lớp 9, các em có thể đầu tư công sức nhiều hơn vào các môn học tự nhiên hoặc xã hội, để theo đuổi đam mê của mình. Lúc đó, việc tư vấn hướng nghiệp sẽ nhẹ nhàng hơn, vì các em đã có cơ sở để chọn một ngành nghề phù hợp với thế mạnh của mình.
Chỉ có một môi trường vừa học vừa chơi với cảm hứng sáng tạo, mới có thể giúp các em phát triển năng khiếu và thế mạnh của mình, có ý thức về trách nhiệm bản thân trong việc lựa đúng nghề nghiệp sau này. Nếu làm được như vậy chính là nhà trường đã làm tốt giáo dục hướng nghiệp một cách có thực chất và đạt hiệu quả cao.
Phạm Thế Bảo
LTS Dân trí - Những ý kiến đóng góp trên đây của một “người trong cuộc” về giáo dục hướng nghiệp là những suy nghĩ có chiều sâu và có căn cứ thực tế.
Dù tác giả chưa phải là một nhà sư phạm, mới đang là sinh viên, nhưng đã mạnh dạn nêu lên những ý kiến đáng được tham khảo và cân nhắc trong quá trình đổi mới để nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, nhằm khắc phục cách làm hình thức và kém hiệu quả thiết thực hiện nay.