Vụ thi hành án (THA) bất chấp kháng nghị Giám đốc thẩm

Bài 11: Lãnh đạo tòa Việt Trì sẽ xem xét hệ lụy việc thi hành án trái pháp luật

(Dân trí) - "Cơ quan THA đã bán đấu giá vậy trong quá trình xem xét vụ án, rất có thể chúng tôi sẽ đưa cơ quan THA vào vụ án với tư cách người liên quan. Còn đã xác định làm sai thì phải trả lại tài sản cho người ta", lãnh đạo tòa Việt Trì nói.


Như thông tin đã đưa, trong vụ THA trái pháp luật xảy ra ngày 14/02/2014 tại tỉnh Phú Thọ, TAND TP Việt Trì là cơ quan đã ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự một cách trái pháp luật - chính là tiền đề dẫn đến việc Chấp hành viên Đặng Xuân Quang - Chi cục phó Chí cục THA dân sự TP Việt Trì cố tình chỉ đạo cưỡng chế trái pháp luật, đẩy hàng loạt ngưi dân ra đường giữa lúc chỉ còn nửa tháng nữa là Tết Giáp Ngọ.

Vậy trách nhiệm liên đới của TAND TP Việt Trì sẽ xem xét như thế nào trong chuỗi sai phạm hàng loạt này? Để làm rõ hơn vấn đề, ngày 12/3/2014, PV Báo điện tử Dân trí đã có buổi làm việc đối với lãnh đạo TAND TP Việt Trì.

Thưa ông Trần Văn Bình - Phó Chánh án TAND TP Việt Trì, xin ông cho biết rõ về những sai phạm mà TAND TP Việt Trì đã mắc phải trong quá trình giải quyết vụ án Kinh doanh thương mại thụ lý số 12/2012/TLST-KDTM ngày 03/4/2012?

Ông Trần Văn Bình: Có thể khẳng định, khi bắt đầu thụ lý vụ án, thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án này đã làm theo đúng trình tự pháp luật: thụ lý đúng thủ tục tố tụng cũng như nội dung vụ án, đặc biệt là đúng tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty Việt Hưng. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, công ty Việt Hưng có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo cho Tòa án biết, dẫn đến việc khi ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2012 đã xác định sai tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty Việt Hưng.

Bài 11: Lãnh đạo tòa Việt Trì sẽ xem xét hệ quả việc thi hành án trái pháp luật
TAND TP Việt Trì nơi ra một quyết định vi phạm tố tụng để cơ quan thi hành án TP Việt Trì tiếp tục cố tình thi hành án bất chấp pháp luật.

Công bằng mà nói, ở đây có cả lỗi khách quan và lỗi chủ quan. Khách quan là phía đương sự có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo cho Tòa án. Còn chủ quan ở đây là lỗi của thẩm phán trực tiếp thụ lý vụ án đã không tiến hành kiểm tra kỹ lại tư cách đương s trước khi ban hành một quyết định có tính chất quan trọng để giải quyết toàn bộ vụ án.

Với những sai phạm nghiêm trọng là tiền đề dẫn đến hàng loạt sai phạm tiếp theo trong vụ án này, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Việt Hưng, gây bc xúc trong dư luận xã hội, vậy TAND TP Việt Trì đã xem xét trách nhiệm của thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án này cũng như trách nhiệm của cấp lãnh đạo trong vấn đề chỉ đạo giải quyết vụ án như thế nào?

Ông Trần Văn Bình: Trước những vấn đề này, cơ quan cp trên cũng đã có chỉ đạo yêu cầu TAND TP Việt Trì: tiến hành họp kiểm điểm, phân tích rõ về lỗi của thẩm phán giải quyết vụ án này ra sao, lỗi khách quan hay lỗi chủ quan, xem xét tường trình của thẩm phán cũng như lấy ý kiến đóng góp và rút kinh nghiệm của toàn bộ cán bộ trong cơ quan, xem xét trách nhiệm của lãnh đạo trong vấn đề chỉ đạo giải quyết vụ án này.

Vậy kết quả cuộc họp này như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Văn Bình: Do nhiều công việc nên đến nay chúng tôi vẫn chưa tiến hành được cuộc họp này.

Theo chúng tôi được biết, hiện nay thẩm phán trực tiếp xét xử vụ án này - ông Ngô Sĩ Quý - đã có quyết định thuyên chuyển công tác từ tháng 10/2013, về làm Phó Chánh án TAND huyện Lâm Thao - Phú Thọ. Như thế, ông Quý hiện đã không còn thuộc biên chế quản lý của TAND TP Việt Trì. Vậy đã từng có tiền lệ như thế này trong công tác của TAND TP Việt Trì chưa? Và hướng kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với ông Quý sẽ được thực hiện như thế nào?

Ông Trần Văn Bình - Phó Chánh án TAND TP Việt Trì: 
Ông Trần Văn Bình - Phó Chánh án TAND TP Việt Trì: Trong trường hợp này, nếu như cơ quan THA làm sai thì phải trả lại tài sản đó cho người có tài sản.

Ông Trần Văn Bình: Theo như tôi được biết, cũng chưa từng có vụ việc nào mà thẩm phán ban hành Quyết định sai, sau chuyển đi nơi khác công tác, rồi bây giờ mới phát sinh trách nhiệm. Đây là vic chưa từng có tiền lệ nên TAND TP Việt Trì phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên thì mới có hướng kiểm điểm, xử lý đối với thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án được.

Tòa án đã ban hành một quyết định trái pháp luật, làm tiền đề dẫn đến việc cơ quan THA cưỡng chế trái pháp luật, gây thiệt hại vô cùng lớn về cả vật chất lẫn tinh thần cho đương sự. Vậy quan điểm của Tòa án như thế nào trước những sai phạm có tính hệ thống nói trên?

Ông Trần Văn Bình: Tòa án và Thi hành án là hai cơ quan độc lập với hai nhiệm vụ khác nhau. Việc cơ quan THA sai hay đúng, cần phải có một kết luận đúng sai rõ ràng của cơ quan cấp trên, chúng tôi không có ý kiến.


Còn đối với TAND TP Việt Trì, tớc đây, khi giải quyết vụ án, Tòa án đã sai ở khâu tố tụng, nên khi nhận thụ lý lại vụ án, chúng tôi sẽ tiến hành thụ lý theo đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó sẽ đặc biệt chú trọng về tố tụng, không chỉ với những quy định đã bịớng bởi Quyết định số 16/2012 mà còn cả với những quy định khác về tố tụng cũng như nội dung vụ án.

Theo quy định của pháp luật thì khi phát hiện ra những sai phạm trong bản án, quyết định, Cơ quan THA phải có công văn gửi Tòa án yêu cầu giải thích bản án, từ đó làm căn cứ để ban hành quyết định THA hoặc các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ THA. Trong trường hợp cụ thể này, sau khi có kiến nghị của kiểm sát viên cũng như có đơn của công ty Việt Hưng, Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đã có sự phối hợp như thế nào với TAND TP Việt Trì để giải quyết vụ án?

Ông Trần Văn Bình: Trong vụ án này, giữa Tòa án và Thi hành án không có sự trao đổi, phối hợp nào, Tòa án chưa hề nhận được bất cứ công văn nào t phía cơ quan THA về các vấn đề này cả.

Khi xảy ra vụ việc, do đương s không có đơn gửi đến TAND TP Việt Trì nên chúng tôi không nắm được diễn biến vụ việc, chỉ đến khi đương sự gửi đơn đến TAND tỉnh và cấp trên vào cuộc thì chúng tôi mới biết. Tuy nhiên, phía Tòa án đã thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình: cụ thể khi có đơn ca đương sự, TAND tỉnh đã ban hành Quyết định Giám đốc thẩm, đã tiến hành xét xử Giám đốc thẩm, tuyên hủy Quyết định trái pháp luật và giao cho TAND TP Việt Trì xét xử lại theo thủ tục chung.

Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật chấn động tỉnh Phú Thọ.
Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật chấn động tỉnh Phú Thọ.

Thưa ông, trong phiên tòa tới đây, sau khi bản án, quyết định mới có hiệu lực pháp luật, giả sử nếu như công ty Vit Hưng đồng ý trả nợ cho ngân hàng bằng tiền mặt, hoặc có một tình tiết khác về tài sản thế chấp bảo lãnh, thì TAND TP Việt Trì sẽ giải quyết như thế nào đối với khối tài sản của Công ty Việt Hưng đã bịỡng chế trái pháp luật và giao cho người mua trúng đấu giá? TAND TP Việt Trì đã từng có tiền lệ như thế này chưa? Chi cục THA dân sự TP Việt Trì sẽ giữ vai trò như thế nào trong vụ án sắp xét xử tới đây?

Ông Trần Văn Bình: Việc xử lý như thế nào đối với khối tài sản đã bị giao cho người mua trúng đấu giá không phải là một nội dung của vụ án sắp tới, nên chúng tôi không xem xét đến vấn đề này. Tuy nhiên, ai làm sai thì người đó phải tự khắc phục để đảm bảo quyền - lợi ích hợp pháp của các đương s. Trong trường hợp này, nếu như cơ quan THA làm sai thì phải trả lại tài sản đó cho người có tài sản.

Bản án, quyết định bị kháng nghị Giám đốc thẩm nghĩa là không có hiệu lực pháp luật, nên quả thực việc cưỡng chế THA khi đã có quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm, nghĩa là khi đã biết vụ án rất có thể sẽ được xét xử lại bằng một bản án, quyết định mới là một việc chưa từng có trong tiền lệ ngành tư pháp tỉnh chúng tôi. Tuy nhiên trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án thì cũng đã từng có trường hợp đưa cơ quan THA vào với vai trò của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: trước đó THA đã từng giao tài sản cho người khác, nay xét xử lại thì buộc phải đưa cơ quan này vào.

Trong trường hợp vụ án này, cơ quan THA đã bán đấu giá và giao tài sản đó cho người trúng đấu giá. Vậy theo yêu cầu của đương sự, trong quá trình xem xét vụ án, rất có thể chúng tôi sẽ đưa cơ quan THA vào vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xin cảm ơn ông!

Trước đó, liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án trái pháp luật với ngôi nhà 194 phố Huế, Dân trí đã có loạt bài điều tra làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật của ông Trịnh Ngọc Chung - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau hàng chục bài báo đấu tranh không khoan nhượng của báo điện tử Dân trí, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội: “Ra quyết định trái pháp luật” để điều tra làm rõ.

Ngay sau đó, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiết tục Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung về tội: “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, đã hơn 2 năm kể từ ngày Trịnh Ngọc Chung nhân danh “Nhà nước” cưỡng chế trái pháp luật ngôi nhà 194 phố Huế, đồng thời đã 6 tháng trôi qua kể từ ngày bị truy tố, bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn đang được tại ngoại, TAND TP Hà vẫn "ngâm tôm" vụ án chưa đưa ra xét xử khiến dư luận một lần nữa không khỏi hoài nghi về những “bất thường” của vụ án này.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc

Anh Thế