1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tín hiệu lạc quan về tương lai Syria thời hậu chiến

Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự hài lòng khi giao thiệp với lãnh đạo Nga Vladimir Putin, mặc cho cuộc điện đàm giữa hai người hôm 21/11 vừa qua đã châm ngòi cho một làn sóng chỉ trích mới nhằm vào sự bảo lãnh của Mỹ.

Tín hiệu lạc quan về tương lai Syria thời hậu chiến - 1

Tuy nhiên, đây chỉ là những tín hiệu lạc quan bước đầu. Bởi, để đạt được sự tiến triển thực chất trong tiến trình hòa bình Syria, các bên liên quan vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Dấu hiệu tích cực từ các cuộc họp bàn về Syria

Ngay sau khi tổ chức IS bị đánh bật khỏi chiến trường Syria, các bên liên quan đã liên tiếp tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh song phương, đa phương bàn về các giải pháp chính trị cho Syria thời kỳ hậu chiến.

Ngày 22/11, Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc nội chiến Syria năm 2011. Trong cuộc họp tại khu nghỉ dưỡng Biển Đen của Nga ở Sochi, tổng thống của 3 nước nói trên đã nhất chuyển trọng tâm sang tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Syria trong bối cảnh các tay súng khủng bố thuộc tổ chức IS đang bị quân đội của chính quyền Damascus, với sự hậu thuẫn của các máy bay chiến đấu của Nga, đánh đuổi khỏi Syria.

Trong một tuyên bố, ba nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự ủng hộ đối với "một cuộc đối thoại liên Syria quy mô lớn", bao gồm mọi thành phần trong xã hội Syria, đồng thời kêu gọi các đại diện của chính phủ Syria cũng như phe đối lập tham gia Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria - sắp diễn ra ở Sochi - với tinh thần xây dựng và tích cực.

Trong một diễn biến khác, phe đối lập Syria nhất trí cử đoàn đại biểu thống nhất tới đàm phán Geneva. Ngày 24/11, phe đối lập bị chia rẽ của Syria thông báo họ đã đạt được thỏa thuận nhằm cử một đoàn đại biểu thống nhất tới tham gia vòng đàm phán về hòa bình Syria được Liên hợp quốc làm trung gian dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/11 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Trả lời các phóng viên ở Riyadh, thành viên của nhóm đàm phán Bassma Kodmani nói: "Chúng tôi đã nhất trí với 2 nhánh (đối lập) khác cử một đoàn đại biểu thống nhất tới tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp ở Geneva".

Theo đánh giá của ông Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga, nói: "Thỏa thuận giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là bằng chứng cho thấy họ đã tìm ra được một sáng kiến để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và sẽ không từ bỏ sáng kiến đó".

Cùng quan điểm với ông Kosachev, bà Elena Suponina, cố vấn của giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga cho rằng tuyên bố chung nói trên, được đưa ra sau cuộc họp ở Sochi (Nga), "đã đặt nền móng thực tiễn cơ bản" cho việc khởi động tiến trình chính trị ở Syria. Theo bà, rất khó để ba nước có thể thống nhất quan điểm với nhau. Nhiều người không tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể cùng ngồi vào bàn đàm phán và đồng thuận về vấn đề nào đó, chứ chưa nói đến việc bắt đầu một công việc thực tế.

Đặc biệt, ông Kosachev tỏ ra rất kỳ vọng vào Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria sắp tới. Moskva đã đề xuất tổ chức Đại hội này hồi cuối tháng 10 vừa qua trong các cuộc đàm phán ở Astana (Kazakhstan). Ông nói: "Đầu tháng 12 tới, Đại hội sẽ được tổ chức. Rất nhiều người hy vọng đại hội này có thể trở thành chất xúc tác cho các cuộc đàm phán về hòa bình Syria ở Geneva (Thụy Sĩ).

Nếu Đại hội thành công, nó có thể mang lại cho các cuộc đàm phán ở Geneva những giải pháp sẵn có thiết thực. Đây là ví dụ điển hình về một chính sách ngoại giao hiệu quả và về khả năng ba cường có quan điểm khác nhau vẫn có thể dung hòa và đi tới thống nhất cũng như hành động vì lợi ích chung".

Tương lai Syria vẫn là dấu hỏi lớn?

Theo các chuyên gia phân tích, sở dĩ các tổ chức cực đoan như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS phát triển mạnh mẽ là nhờ vào những khoảng trống quyền lực tại các khu vực bất ổn và bị quản trị tồi. Do đó, chừng nào cuộc nội chiến Syria còn kéo dài, và đi kèm với đó là sự hủy diệt và bất ổn, nơi đây sẽ tiếp tục là mảnh đất "màu mỡ" cho khủng bố và các tổ chức cực đoan.

Theo đánh giá của Elena Suponina, cố vấn của giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga: "Nhiệm vụ chính hiện giờ, và cũng là khó khăn thử thách chính, là phải phối hợp các nỗ lực của Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ với các nỗ lực của các quốc gia Arập ở Vịnh Persia và Mỹ trong tiến trình chính trị". Ngay trước cuộc họp ở Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc tiếp xúc nghiêm túc với các nhà lãnh đạo Mỹ, Saudi Arabia, Ai Cập và Israel nhằm tìm kiếm những điểm tương đồng.

Bà Suponina nói: "Nếu những nỗ lực này thành công, chắc chắn sẽ đạt được những tiến triển. Tuy nhiên, rõ ràng là vẫn còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chỉ riêng vấn đề người Kurd cũng có thể đặt ra vô vàn thách thức, chứ chưa nói đến các nhóm cấp tiến ở Syria", đồng thời cho rằng tình hình hiện nay vô cùng mong manh bởi mọi việc phụ thuộc vào ý chí chính trị không chỉ của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ mà còn của các nước cũng có ảnh hưởng khác ở Syria".

Trong khi đó, Yuri Pocht, Giáo sư trường Đại học Hữu nghị Nhân dân của Nga, nói: "Sự tham gia của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình hòa bình này gần như đã lấy đi của Mỹ không gian hoạt động tại Syria. Tuy nhiên, Washington buộc phải từ bỏ khu vực mà họ có nhiều lợi ích này".

Ngoài ra, các lực lượng nổi dậy, vốn đang ngày càng có quan điểm cứng rắn, không tỏ ra sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến này, và Israel đang de dọa mở các cuộc tấn công quân sự để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Iran.

Cả Mỹ và Nga đều vẫn bị chia rẽ xung quanh những câu hỏi chủ chốt như số phận của ông Assad và cuộc cải cách chính trị. Cộng lại với nhau, những nhân tố này chỉ càng đảm bảo rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra không chắc tạo ra được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào cho hòa bình.

Tóm lại, sự suy tàn của lực lượng IS tại Syria sẽ không tự mở đường cho giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột ở đây. Những tiến bộ đạt được tại các cuộc họp giữa các bên liên quan về Syria chỉ là bước đầu. Cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể được giải quyết thực sự chừng nào các bên có lợi ích tương quan dung hòa được những mâu thuẫn thâm căn cố đế.

Theo Đức Thức

Tiền phong