1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2506:

"Trường của chúng em sập mất rồi !"

(Dân trí) - Tôi không biết mình đã vượt qua bao nhiêu quả núi, bao nhiêu dốc đèo, bao nhiêu con suối, bằng đủ các phương tiện ô tô, xe máy cho đến đi bộ để đến được điểm trường Hua Mức 1, thuộc trường tiểu học Pú Xi, xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, nơi mà chỉ cách đây gần 1 tháng, giống lốc và mưa gió đã làm sạt lở toàn bộ các phòng học của thầy cô và các em học sinh.

Trường sập, giáo viên và học sinh dạy và học nhờ tại nhà dân

Đích thân thầy Lò Văn Thân, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Pú Xi đã chở tôi bằng chiếc xe máy vào điểm trường Hua Mức 1, khi mà ô tô không thể đi vào do đường vào trường vừa bé vừa lầy lội. Thầy Lò Văn Thân còn khá trẻ, với 8 năm công tác vùng sâu và 3 năm liền cắm bản Hua Mức 1 để vừa quản lý vừa dạy dỗ cho các em học sinh.


Con đường vào bản Hua Mức 1 lầy lội, trơn trượt, đèo núi hiểm trở, ô tô không vào được mà phải đi bằng xe máy hoặc đi bộ

Con đường vào bản Hua Mức 1 lầy lội, trơn trượt, đèo núi hiểm trở, ô tô không vào được mà phải đi bằng xe máy hoặc đi bộ

"Trường của chúng em sập mất rồi !" - 2

“Gần tháng trước, giống lốc và mưa gió làm đất đá sạt lở xuống phòng học làm sập trường nên thầy cô và người dân trong bản đã phải phá bỏ các phòng học đi. Các em học sinh phải đi học nhờ ở nhà của người dân trong thôn, khó khăn lắm mà chúng tôi chưa biết phải làm sao”, thầy Thân kể.

Chúng tôi cùng thầy Lò Văn Thân đến khi các em học sinh đang giờ học. Một lớp học khoảng gần chục em đang học tại nhà của anh Giàng A Khai, một người dân trong thôn. Đó là căn nhà sàn cũ kỹ, tuềnh toàng, trông khá tối tăm khi chỉ có một bóng điện nhỏ chiếu sáng. Một bên góc nhà được kê tạm bàn ghế để cho các em học sinh ngồi học, góc còn lại 2 vợ chồng anh Vàng A Chứ đang ngồi đan lưới để đi bắt cá ở suối để có thêm chút thức ăn cho cả gia đình.


Hơn 10 em học sinh đang học nhờ nhà anh Giàng A Khai, một người dân trong bản Hua Mức 1 do điểm trường Hua Mức 1, trường tiểu học Pú Xi bị sập vì sạt lở đất do giông lốc, mưa gió

Hơn 10 em học sinh đang học nhờ nhà anh Giàng A Khai, một người dân trong bản Hua Mức 1 do điểm trường Hua Mức 1, trường tiểu học Pú Xi bị sập vì sạt lở đất do giông lốc, mưa gió

"Trường của chúng em sập mất rồi !" - 4

“Toàn bộ điểm trường Hua Mức 1 có 55 em học sinh, chia làm 4 lớp. Đây chỉ là 1 trong 4 lớp mà học sinh phải học tạm tại nhà của người dân khi lớp học chính đã bị sập. Việc học nhờ nhà người dân chỉ là tình thế tạm bợ, nhưng chưa biết bao giờ sẽ hết phải tạm bợ như này khi ngân sách địa phương không có để hỗ trợ nhà trường xây mới. Vừa rồi, xã và người dân trong thôn đã đóng góp kinh phí được 20 triệu đồng để san ủi mặt bằng tại điểm trường, với hi vọng một ngày nào đó các cấp chính quyền sẽ đầu tư hỗ trợ giúp các em có phòng học mới. Chỉ là không biết bao giờ chuyện đó sẽ xảy ra”, thầy Thân tâm sự.

Chúng tôi lại theo chân thầy Thân đến nhà của trưởng bản Hua Mức 1 là Giàng A Chứ. Là trưởng bản, nhưng Giàng A Chứ năm nay chỉ mới ngoài 30 tuổi. Mặc dù trẻ, nhưng con người anh tỏ ra điềm đạm, chín chắn khi nói chuyện với chúng tôi. Anh cũng chính là người đã bỏ ra 15 triệu trong số 20 triệu để cùng với người dân trong thôn san ủi mặt bằng cho điểm trường bị sạt lở vừa rồi. Mặt bằng đã san sẵn, nhưng để xây được phòng học mới là việc quá sức của Giàng A Chứ cũng như người dân trong bản, khi 90% hộ dân ở đây đều là hộ nghèo. "Xây trường chỉ chờ Nhà nước giúp thôi vì tiền lớn lắm. Dân bản chỉ giúp được ngày công, còn không có tiền đâu. Đến cái ăn hàng ngày còn không đủ thì lấy đâu ra tiền đóng góp xây trường", Giàng A Chứ nói.


Cô Lò Thị Lợi đang dạy tại lớp học trưng dụng từ nhà trưởng bản Giàng A Chứ

Cô Lò Thị Lợi đang dạy tại lớp học trưng dụng từ nhà trưởng bản Giàng A Chứ


Ngay sát cạnh là lớp học của thầy Cà Văn Chinh. Hai phòng học này do trưởng bản cho mượn nhà của mình làm lớp học sau khi điểm trường Hua Mức 1 bị sập

Ngay sát cạnh là lớp học của thầy Cà Văn Chinh. Hai phòng học này do trưởng bản cho mượn nhà của mình làm lớp học sau khi điểm trường Hua Mức 1 bị sập

Trường chưa có, Giàng A Chứ lấy nhà của mình để bố trí 2 lớp học tạm cho các em học sinh Hua Mức 1. “Mình cũng thương các em, nhưng mình không có nhiều tiền. Mình chỉ giúp các em học nhờ ở nhà mình thôi mà không có tiền để xây phòng học cho các em. Học thế này thì khổ lắm vì vừa thiếu ánh sáng, vừa nóng khi mùa hè và lạnh khi mùa đông, làm sao mà tiếp thu con chữ cho tốt”, Giàng A Chứ nói.

Chúng tôi khá ngạc nhiên khi 2 lớp học được tổ chức tại nhà Giàng A Chứ là 2 vợ chồng: thầy Cà Văn Chinh và cô Lò Thị Lợi. Cả hai vợ chồng cắm bản Hua Mức được gần 2 năm nay, ngoài ra còn có thêm 2 thầy giáo và 1 cô giáo nữa phụ trách điểm trường Hua Mức 1. Từ thứ 2 đến thứ 6 ngoài giờ dạy thì 2 vợ chồng thầy Chinh và cô Lợi ở nhà công vụ cho giáo viên, cuối tuần thì về nhà tại thị trấn Pú Xi.

Chúng tôi lại cùng thầy Thân ghé căn nhà công vụ dành cho giáo viên, để thấy hết những khó khăn của thầy cô cắm bản gieo chữ. Đó là căn nhà được thưng bằng các ván gỗ, mái lợp bờ rô xi măng. Căn nhà ngăn làm 2 phòng, 1 phòng dành cho 2 vợ chồng thầy Chinh, cô Lợi và 1 phòng dành cho 1 giáo viên nữ khác. Mọi công việc sinh hoạt, ăn ở trong nhà công vụ cũng tạm bợ, nhếch nhác như chính cái điểm trường của họ.


Nhà công vụ cho giáo viên điểm trường Hua Mức 1 được thưng từ những tấm ván gỗ trông nhếch nhác, tạm bợ

Nhà công vụ cho giáo viên điểm trường Hua Mức 1 được thưng từ những tấm ván gỗ trông nhếch nhác, tạm bợ

“Lúc mới vào bản để dạy cho các em, cứ tối là em lại phóng xe về nhà ở thị trấn vì sợ. Nhưng giờ thì quen rồi. Các em học sinh khổ thì sao mình làm giáo viên lại sợ khổ chứ. Vất vả mấy cũng được, chỉ mong học sinh của mình có được con chữ cho tương lai sau này tốt hơn”, cô Lợi nói.

Sau khi thăm điểm trường Hua Mức 1, chúng tôi lại băng rừng, vượt núi để đến thăm điểm trường Hua Mức 3, cũng là một trong 10 điểm trường của trường tiểu học Pú Xi. Hua Mức 3 cũng xuống cấp trầm trọng, đến mức Phòng giáo dục huyện Tuần Giáo đề nghị nhà trường phải dỡ bỏ, cho các em học sinh đi học tạm ở nhà dân, dù chính Phòng giáo dục huyện cũng chưa biết tìm đâu kinh phí hỗ trợ xây trường.

Không thăm được lớp tiểu học, tôi ghé vào thăm trường mầm non Hua Mức 3 và thêm một lần nao lòng khi nhìn những đứa trẻ bé bỏng đang nằm ngủ trưa trên nền đất, xung quanh được che chắn bằng những tấm ván gỗ ọp ẹp, cũ kỹ. Những bộ quần áo cáu bẩn, những mái tóc bù rối, những gương mặt thơ ngây với ánh mắt nhìn chúng tôi vừa lạ lẫm vừa đáng thương.


Giấc ngủ trưa đơn sơ đến nao lòng của các em học sinh mầm non điểm trường Hua Mức 3

Giấc ngủ trưa đơn sơ đến nao lòng của các em học sinh mầm non điểm trường Hua Mức 3


Không có sân chơi, cũng không có cầu trượt, đu quay như trẻ mầm non thành phố, các em nhỏ vùng cao chỉ biết chơi trong lớp học nền đất, quây bạt xung quanh để che gió, che mưa

Không có sân chơi, cũng không có cầu trượt, đu quay như trẻ mầm non thành phố, các em nhỏ vùng cao chỉ biết chơi trong lớp học nền đất, quây bạt xung quanh để che gió, che mưa

Không thương sao được, khi ở giữa rừng núi, bọn trẻ dường như chẳng biết đến tivi, sách vở, thậm chí chẳng có chỗ để chạy nhảy, vui chơi ngoại trừ mấy mét vuông ngay trong lớp học. Không thương sao được, khi cảnh đói ăn, thiếu mặc luôn bủa vây. Với bọn trẻ này, việc đến trường dường như không phải để học, để chơi mà chủ yếu là để được ăn một bữa tươm tất hơn so với việc ăn ở nhà.

Cơn mưa chiều ở Hua Mức rầm rập ập đến kèm theo cái lạnh của núi rừng. Những đứa trẻ dõi mắt nhìn ra phía xa xăm. Có lẽ chúng chưa bao giờ biết đến một mái trường khang trang, sạch đẹp như dưới miền xuôi, bởi ngay chính điều đơn giản nhất là "ăn đủ no, ngủ đủ ấm" còn khốn khó quá chừng. Bao giờ có trường mới cho các em, vẫn là câu hỏi đau đáu mà chúng tôi chẳng thể trả lời...

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2506: Hỗ trợ xây dựng điểm trường Hua Mức 1, thuộc trường tiểu học Pú Xi, xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Thế Nam