10 bệnh ung thư từ rượu mà ra

(Dân trí) - Gần đây, tạp chí “Addiction” thuộc trung tâm cai nghiện lại (Addiction Re-search Center, ARC) của Mỹ chỉ ra, uống quá nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

10 bệnh ung thư từ rượu mà ra - 1

Uống rượu càng nhiều, nguy cơ tử vong do ung thư càng lớn. Những người mỗi ngày uống trên 5 cốc rượu, nguy cơ tử vong vì ung thư sẽ tăng 40%, kể cả uống một lượng rượu không nhiều cũng có thể tăng nguy cơ ung thư.

Trong nghiên cứu mới này, Tiến sĩ Jenny Connor và nhóm nghiên cứu khoa y tế xã hội dự phòng của Học viện y học Đại học Otago, New Zeland đã chú trọng triển khai phân tích các nghiên cứu về cồn rượu trong suốt 10 năm của Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế Giới, Cục Nghiên Cứu Ung Thư Mỹ, Tổ Chức Nghiên Cứu Ung Thư và Bệnh Toàn Cầu Quốc Tế

Kết quả cho thấy uống rượu sẽ tăng nguy cơ dẫn đến 7 loại bệnh ung thư, cụ thể là ung thư khoang miệng, ung thư cổ họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và ung thư vú.

Chuyên gia chia sẻ, mặc dù nguyên lý cụ thể của uống rượu dẫn đến ung thư vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, tuy nhiên uống rượu xong sẽ phân hủy ra một loại hóa chất có liên quan trực tiếp đến ung thư khoang miệng, ung thư cổ họng và ung thư thực quản. Còn nguyên nhân chính từ việc uống rượu xong sẽ tăng nguy cơ bị ung thư tuyến vú là do rượu làm cho mức độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên.

Giáo sư Connor còn cho biết, càng nhiều chứng cứ chứng tỏ, uông rượu không chỉ tăng cường những nguy cơ gây 7 bệnh ung thư như đã nói ở trên, mà còn tăng nguy cơ bị ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy.

Ngoài ra, uống rượu quá mức cũng gây trở ngại cho huyết quản tim.

10 bệnh ung thư từ rượu mà ra - 2

Vì vậy khuyến nghị mọi người nên hạn chế uống rượu, nên cai rượu hoặc bỏ rượu, không dính đến một giọt rượu nào là tốt nhất. Còn nếu phải uống cần chú ý:

Trước khi uống rượu nên lót dạ một số thực phẩm tinh bột

Theo nghiên cứu, muốn giảm bớt sự hấp thụ của cồn, tinh bột dạng nước có hiệu quả hơn so với chất béo, thậm chí nếu không kịp ăn cái gì có thể sử dụng bữa ăn thay thế, đó là pha 1 cốc tinh bột yến mạch uống trước. Chất xơ trong trong bữa ăn thay thế sẽ làm cho dạ dày lập tức có cảm giác no, từ đó giảm bớt lượng dung nạp của rượu.

Khi uống, không nên uống liền 1 hơi

Rượu nên uống từ từ, thỉnh thoảng ngừng lại 1 chút để giảm sự hấp thụ của cồn vào cơ thể. Khi uống rượu cũng không nên uống cùng với các loại nước ngọt có ga để tránh đẩy nhanh tốc độ hấp thụ của cồn rượu.

Khi uống nên ăn nhiều rau xanh và các sản phẩm từ đậu

Chất chống oxy hóa và vitamin trong rau xanh có thể bảo vệ gan, lecithin trong các sản phẩm từ đậu cũng có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, giảm thiểu chất cồn rượu thấm sâu vào gan và gây tác dụng không tốt cho gan.

Rượu trắng, bia cần chú ý

Khi uống rượu trắng nên uống nhiều nước lọc để có lợi cho cồn nhanh chóng bài trừ ra ngoài cơ thể cùng với nước tiểu. khi uống bia cần đi vệ sinh thường xuyên, khi uống rươu mạnh tốt nhất cho thêm đá lạnh.

Không nên uống rượu trộn lẫn với đồ uống khác

Bởi vì các thành phầm rượu khác nhau sẽ có hàm lượng cũng khác nhau, trộn lẫn với nhau sẽ gây ra thay đổi, dẫn đến đau nhức đầu, dễ say, sau khi uống rượu xong, cơ thể rất khó chịu.

Không nên dùng rượu thuốc làm rượu chiêu đãi tiệc

Một số thành phầm của thuốc ngấm trong rượu có thể sinh ra mâu thuẫn với một số thành phần ở trong thức ăn hoặc làm thay đổi thành phần hóa học, sau khi uống làm cho cơ thể buồn nôn, nôn mửa và không thoải mái, nặng sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn.

Chất giải rượu tốt nhất là nước cam, nước táo

Càng không phải là trà xanh, cũng chẳng phải pepsi hay cocacola, mà là nước hoa quả, đặc biệt là nước cam, nước táo có được tác dụng giải rượu tốt nhất, bởi vì các loại rượu này hàm chứa đường quả có thể giúp thiêu đốt cồn rượu tốt hơn.

Dương Hằng

Theo health