1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

4 điểm nhấn ở chuyến thăm châu Á của Tổng thống Trump

Chính sách Mỹ ở châu Á, Triều Tiên, quan hệ với các đồng minh, thương mại là bốn điều được chờ đợi khi ông Trump có chuyến công du lịch sử đến châu Á.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Mọi sự chú ý của thế giới đang đổ dồn về chuyến công du châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sau chặng dừng chân nhanh ở Hawaii, ông Trump sẽ lên đường sang châu Á với các điểm đến Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong vòng 12 ngày.

Vốn được biết đến là người có nhiều động thái bất ngờ, khó đoán về ngoại giao, tuy nhiên theo Hoa Nam Buổi Sáng, có thể nhìn thấy trước ít nhất năm điều nhiều khả năng sẽ xảy ra trong chuyến thăm châu Á của ông Trump.

Chính sách Mỹ ở châu Á

Thái độ tới đây của ông Trump với các đồng minh dài hạn của Mỹ ở châu Á, cũng như với đối tác kiêm đối thủ Trung Quốc sẽ là nền tảng trong quan hệ đối ngoại của chính phủ Trump suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Điều được nhiều người chờ đợi là các cuộc đối thoại giữa ông Trump với các lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, khi trái với chiến lược “hướng Đông” của người tiền nhiệm Barack Obama, ông Trump theo chủ trương “ưu tiên nước Mỹ”.

Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã xác nhận vấn đề Triều Tiên sẽ là nội dung hàng đầu trong cuộc gặp Mỹ và Trung Quốc tới đây.

Triều Tiên đã 15 lần phóng tên lửa kể từ tháng 2 đến nay và tuyên bố đã phát triển được công nghệ sản xuất đầu đạn bắn đến đất Mỹ. Ông Trump liên lục làm áp lực buộc Trung Quốc hành động mạnh hơn để kiềm chế chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên. Dự đoán ông Trump trong chuyến đi này sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc trừng phạt cũng như có thêm biện pháp kiềm chế Triều Tiên.

Tình hình có vẻ phức tạp khi truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin ngày 2-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đánh tiếng hy vọng cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Trước khi gặp ông Tập, ông Trump sẽ gặp các lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc, và Triều Tiên chắc chắn sẽ là một vấn đề chính. Có thể nói kết quả từ các cuộc gặp này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc gặp giữa ông Trump với phía Trung Quốc.

Các liên minh quân sự


Các điểm đến trong chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Trump: Dừng chân ở Hawaii, sau đó sang Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Ảnh: ABC NEWS

Các điểm đến trong chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Trump: Dừng chân ở Hawaii, sau đó sang Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Ảnh: ABC NEWS

Thời còn tranh cử, ông Trump không ít lần nói Mỹ phải choàng gánh quá nhiều chi phí quốc phòng cho hai đồng minh Nhật và Hàn Quốc. Dù chưa ra quyết định cắt giảm nào nhưng thái độ của ông Trump với việc này trong chuyến thăm là mối quan tâm lớn với không chỉ các đồng minh Mỹ và cả các nước khác trong khu vực. Nói cách khác, khu vực đang chờ xem ông Trump sẽ cam kết tới đâu trong phát triển quân sự Mỹ tại châu Á.

Cùng chia sẻ lo ngại về năng lực vũ khí hạt nhân Triều Tiên, các cuộc nói chuyện giữa ông Trump ở Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ đề cập đến việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD - một chủ đề khiến Hàn Quốc và Trung Quốc mâu thuẫn cả năm trời.

Về phần mình, khả năng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đề nghị ông Trump tiếp tục tôn trọng Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung ký năm 1960.

Thương mại

Ông Trump ngày 1-11 đề cập đến con số thiếu hụt thương mại 347 tỉ USD với Trung Quốc như một điều cần thay đổi. Vì thế, thăm Trung Quốc sắp đến nhiều khả năng ông Trump sẽ không bỏ qua vấn đề này mà sẽ đề xuất các chính sách thương mại mới nhằm cân bằng hơn cán cân thương mại. Khả năng lớn các cuộc điều tra của Mỹ nhắm vào việc Trung Quốc xuất khẩu thép giả rẻ cũng như vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ được nhắc tới.

Nước mà Mỹ có có con số thiếu hụt thương mại lớn thứ hai là Nhật - 69 tỉ USD. Vì thế, trong chuyến thăm Nhật trước đó khả năng ông Trump sẽ bàn về vấn đề thuế áp lên các sản phẩm nông nghiệp và ô tô Mỹ bán tại Nhật.

Với Hàn Quốc, ông Trump từng kêu gọi tái thương lượng thỏa thuận thương mại tự do hai nước ký năm 2012 mà ông cho rằng khiến Mỹ bị thâm hụt thương mại thêm 28 tỉ USD mỗi năm, khi thỏa thuận này dỡ bỏ hơn 90% thuế xuất nhập khẩu qua lại hai nước.

Theo Thiên Ân

Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm