Câu chuyện giao thông

Ám ảnh với xe bồn chở xăng đi vào hầm đường bộ

(Dân trí) - Đã có Nghị định 104/2009/NĐ-CP cấm các loại xe chở xăng/dầu đi qua hầm đường bộ, nhưng gần đây, nhiều ý kiến đề xuất xem xét lại vấn đề này với lí do có nhiều tai nạn với xe bồn khi leo đèo, hoặc tránh lãng phí khi đầu tư xây hầm...


Bất chấp các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, khoảng 11h50 ngày 14/7/2018, tài xế chiếc xe bồn chở xăng mang biển số 75H-7444 đã cho xe chui qua hầm Phước Tượng.

Bất chấp các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, khoảng 11h50 ngày 14/7/2018, tài xế chiếc xe bồn chở xăng mang biển số 75H-7444 đã cho xe chui qua hầm Phước Tượng.

Theo Hiệp hội Đường bộ thế giới (PIARC), các vụ tai nạn liên quan tới hàng hóa nguy hiểm không nhiều, nhưng nếu xảy ra, sẽ để lại thảm họa với số lượng nạn nhân lớn, gây tổn hại cấu trúc đường bộ cũng như môi trường. Để vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt này một cách an toàn, cần áp dụng các biện pháp rất đặc thù.

Hiện nay, một số nước (như Canada, Mỹ), chấp nhận cho xe chở xăng dầu qua đường bộ, nhưng có quy định rất nghiêm ngặt: xe chở hàng nguy hiểm phải lắp đèn báo hiệu, chỉ được đi theo giờ, thậm chí có những nơi còn bắt buộc đóng cửa hầm theo giờ để xe chở hàng nguy hiểm đi qua.

Theo Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP, xăng/dầu thuộc loại 3 về Phân loại hàng nguy hiểm, tức là các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Trong khi đó, điều 14 mục 3 ghi rõ: Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.

Như Phúc