1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Việt Nam nằm trong Top 10 đối tác thương mại lớn của Đài Loan

(Dân trí) - Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế ổn định, nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Đây là những lý do hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ Đài Loan. Các doanh nghiệp Đài Loan chủ yếu đầu tư vào hai ngành là may mặc và điện tử.

Đó là phát biểu của ông Simon Gong, Giám đốc Kinh tế, Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại TPHCM tại buổi giới thiệu Triển lãm Đài Loan 2018 - Taiwan Expo 2018.

Theo ông Simon Gong, Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn và là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại khu vực Đông Nam Á.

Buổi giới thiệu Triển lãm Đài Loan 2018 - Taiwan Expo 2018 tại TPHCM.
Buổi giới thiệu Triển lãm Đài Loan 2018 - Taiwan Expo 2018 tại TPHCM.

Theo đánh giá của ông Simon Gong, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế ổn định, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, đây là những lý do hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ Đài Loan. Các doanh nghiệp Đài Loan chủ yếu đầu tư vào hai ngành là may mặc và điện tử.

Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Đài Loan. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Đài Loan có tổng vốn cam kết đầu tư tại Việt Nam là 318 triệu USD. 98% doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên các dự án cũng có quy mô tương tự.

Vì vậy, Triển lãm Đài Loan - Taiwan Expo 2018 với hơn 5.500 sản phẩm sáng tạo, sẽ là cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình. Những sản phẩm mới nhất ứng dụng công nghệ thông minh, thân thiện môi trường của Đài Loan sẽ được giới thiệu tại triển lãm.

Nhiều sản phẩm mới, hiện đại sẽ được giới thiệu tại Triển lãm Đài Loan 2018.
Nhiều sản phẩm mới, hiện đại sẽ được giới thiệu tại Triển lãm Đài Loan 2018.

Mặc dù Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Đài Loan nhưng theo ông Felix H.L. Chiu, Giám đốc Cơ quan Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) cho rằng, Việt Nam cần cải cách, tinh gọn các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Không để thủ tịch hành chính “cồng kềnh” và mất khá nhiều thời gian.

Việc bất đồng ngôn ngữ cũng là một trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư Đài Loan khi đến Việt Nam.

Cũng theo các nhà chức trách của Đài Loan, cuộc chiến tranh thương mại của Trung Quốc đang ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nước này cũng như các doanh nghiệp của nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong sự khủng hoảng vẫn có những cơ hội nhất định.

“Khi các doanh nghiệp Mỹ không đặt hàng từ phía Trung Quốc thì họ có thể đặt hàng tại các doanh nghiệp của Đài Loan hoặc Việt Nam. Điều này vẫn có thể mang lại lợi ích cho chúng ta nếu biết nắm bắt và tìm kiến cơ hội, dẫu rằng việc ảnh hưởng đến các nền kinh tế là rất lớn”, ông Chiu nói.

Dàn karaoke mini được các doanh nghiệp Đài Loan mang đến tham dự triển lãm với giá bán khoảng 6,8 triệu đồng.
Dàn karaoke mini được các doanh nghiệp Đài Loan mang đến tham dự triển lãm với giá bán khoảng 6,8 triệu đồng.

Cũng theo ông Chiu, việc nổ ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang khiến các doanh nghiệp Đài Loan gặp phải những khó khăn nhất định. Nhất là các doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư, kinh doanh tại Trung Quốc.

Theo ông Chiu, đối mặt với khó khăn khi đầu tư tại thị trường Trung Quốc là việc mà các doanh nghiệp Đài Loan thường xuyên gặp phải. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Đài Loan đã quen và sẵn sàng đối phó với khó khăn, kể cả chiến tranh thương mại.

Đại Việt

Việt Nam nằm trong Top 10 đối tác thương mại lớn của Đài Loan - 4