1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thoái vốn ngoài ngành: Thủ tướng "gật đầu" phương án bán rẻ

(Dân trí) - Đồng ý cho thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán, song Thủ tướng cũng lưu ý, phải đảm bảo nguyên tắc "hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất khi chuyển nhượng vốn".

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Thăng cấp hàm Thượng tướng cho Thứ trưởng Tô Lâm
* Công bố thu nhập của người lao động: Lạc quan hay xa rời thực tế?

* Nhà thờ gỗ Kon Tum trên nền trời Tây Nguyên
* Kỷ luật nhiều cán bộ huyện liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2
* Khi cổ đông chiến lược là... “chiến lệch”
* Nhà đầu tư ngoại rót 35 triệu USD vào chuỗi nhà hàng lớn tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Quyết định này quy định một số nội dung về thoái vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính theo Đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước không cần duy trì tỷ lệ nắm giữ.

Phạm vi Quyết định cũng bao gồm việc bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước.

SCIC sẽ là đơn vị ra tay cuối cùng khi các phương án đấu giá cổ phần khác thất bại.
SCIC sẽ là đơn vị "ra tay" cuối cùng khi các phương án đấu giá cổ phần khác thất bại.

Điều đáng chú ý tại Quyết định này và cũng là nội dung được chờ đợi từ lâu của giới đầu tư, đó là Chính phủ đã chính thức đồng ý việc thoái vốn dưới mệnh giá cũng như quy định rất cụ thể về vấn đề này.

Theo đó, việc thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán phải đảm bảo nguyên tắc "hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất khi chuyển nhượng vốn".

Việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận chỉ thực hiện sau khi bán đấu giá không thành công (không có hoặc chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá) hoặc không bán hết số cổ phần, phần vốn nhà nước chào bán qua đấu giá, trừ trường hợp bán thỏa thuận các cổ phiếu đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn Upcom với giá bán thỏa thuận quy định. 

Trường hợp bán thỏa thuận không thành công thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu vốn nhà nước đề nghị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại.

Cũng theo yêu cầu tại Quyết định này, doanh nghiệp khi thực hiện thoái vốn có trách nhiệm trích lập bổ sung cho đủ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá công khai được xác định trên cơ sở kết quả của đơn vị có chức năng thẩm định giá nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của khoản đầu tư trừ đi dự phòng tổn thất đầu tư tài chính đã được trích lập bổ sung đầy đủ theo quy định.

Người quyết định giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. 

Riêng trường hợp thoái vốn khỏi các ngân hàng thương mại (NHTM), các DNNN có sở hữu từ 5% vốn điều lệ tại các ngân hàng sẽ được NHNN xem xét tiếp nhận đại diện chủ sở hữu hoặc chỉ định một/một số NHTM nhà nước mua lại.

Các trường hợp khác, nếu đấu giá không thành công hoặc bán không hết số cổ phần, phần vốn nhà nước chào bán qua đấu giá thì cách giải quyết vẫn là trình NHNN tiếp nhận đại diện chủ sở hữu hoặc chỉ định NHTM nhà nước mua lại trước khi đề nghị SCIC mua.

Đối với vốn nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, SCIC căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc đầu tư vốn để xem xét, quyết định mua lại. Giá mua lại các khoản đầu tư này cũng theo nguyên tắc như đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng.

Bích Diệp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”