1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Ngân hàng các nước vùng Vịnh cắt đứt quan hệ với Qatar

(Dân trí) - Các chuyên gia cho biết, một số ngân hàng ở Ả Rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Bahrain đang cắt đứt quan hệ với Qatar trong bối cảnh lo ngại về việc mở rộng khu vực phong tỏa của nước vùng Vịnh giàu khí đốt này.


Các đồng tiền của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC. (Nguồn: Arabian Business)

Các đồng tiền của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC. (Nguồn: Arabian Business)

Một số người cho vay tại các quốc gia này đã bắt đầu thu hồi tiền gửi tại ngân hàng ở Qatar và ngừng giao dịch đồng riyal và trái phiếu, họ yêu cầu không được xác minh vì đây vấn đề là riêng tư. Những người dân này cũng cho rằng, khả năng việc tăng cường các biện pháp chống lại Qatar có thể là áp đặt lệnh trừng phạt tài chính.

Theo Arabian Business, sự căng thẳng giữa Qatar, một trong những nước giàu nhất thế giới và là nước sản xuất khí thiên nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới với các nước láng giềng đang leo thang sau khi Ả Rập Saudi, Bahrain, Ai Cập và UAE đã phá vỡ quan hệ ngoại giao và các tuyến vận tải khép kín vào hôm 5/6 vừa qua. Đây là động thái chưa từng có nhằm trừng phạt Qatar vì có mối quan hệ với Iran và các nhóm Hồi giáo trong khu vực.

Một nguồn tin cho hay, các ngân hàng khác đang theo dõi sự phát triển giữa các quốc gia này và chưa thanh lý được cổ phần tại Qatar. Họ cũng cho biết những người cho vay này sẽ quyết định có nên rút tiền ngay lập tức hay rút tiền và các tài sản khác khi đáo hạn.

Bên cạnh đó, hôm 7/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE, ông Anwar Gargash cho biết, ông hy vọng sẽ không cần thêm lệnh trừng phạt nào cho Qatar nhưng các nước đồng minh đã sẵn sàng làm điều này trong trường hợp cần thiết. “Qatar đang nằm trong tình trạng phủ nhận về sự cô lập của nó, và sẽ phải thay đổi chính sách của mình cho bất kỳ nỗ lực hòa giải nào”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà phân tích của Arqaam Capital, Jaap Meijer và Michael Malkoun cho biết trong một báo cáo hôm 6/6 rằng, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt tài chính có thể gây ra hậu quả khi các ngân hàng lớn của Qatar như Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ nước ngoài, điều này có thể làm giảm bớt sự bùng nổ tín dụng. Tuy nhiên, chỉ có 4% tiền gửi của QNB đến từ 4 quốc gia, ngoại trừ QNB Ai Cập.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hamad Saif Al Shamsi cho biết trong một cuộc họp báo gần đây rằng, người dân UAE nào bày tỏ sự ủng hộ hoặc thông cảm cho Qatar trên phương tiện truyền thông xã hội có thể phải đối mặt với án phạt tù đến 15 năm. Hình phạt được đưa ra theo luật về tội phạm nghiêm trọng trên mạng điện tử của UAE, được đưa ra vào năm 2012, quy định các hình phạt đối với các hành vi trực tuyến từ việc phỉ báng để làm tổn hại đến sự thống nhất quốc gia.

Một nguồn tin khác cho biết vào hôm 6/6, các ngân hàng trung ương ở Ả Rập Xê Út, UAE và Bahrain cũng yêu cầu những người vay tiền phải thông báo nếu họ tiếp xúc với khách hàng của Qatar. Các ngân hàng đã được yêu cầu chia sẻ thông tin về dòng tiền chảy vào và ra, cũng như các chi tiết về vốn cổ phần, trái phiếu, hoán đổi, các quỹ liên ngân hàng và các hoạt động lưu ký.

Ông Simon Quijano Evans, một nhà chiến lược thị trường mới nổi tại Công ty Quản lý Đầu tư và Luật pháp có trụ sở tại London cho biết: “Các công ty và ngân hàng cần phải đi trước một bước, như chúng ta đã thấy trong trường hợp các biện pháp trừng phạt giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Phải luôn luôn có một hiệu ứng kick-back mà rất khó có thể lường trước, nhưng xét theo tốc độ của các sự kiện, các bên phản đối trong toàn bộ Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ cần phải thích nghi nhanh chóng.”

Hồng Vân
Theo Arabian Business