1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Dày đặc trạm thu phí BOT: Dân thiệt, nhà đầu tư thu lợi khủng

(Dân trí) - "Tôi cho rằng Nhà nước được rất lớn so với thu hút vốn ODA… Cứ nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không có hưng phấn đầu tư nữa", ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tasco, chủ đầu tư nhiều công trình BOT giao thông thời gian qua lên tiếng.

Tại hội nghị Tổng kết 5 năm (2011 – 2015) về đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo hình thức BOT vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức sáng nay (7/6), đã có nhiều thông tin cho thấy, các nhà đầu tư BOT giao thông đang lãi lớn nhờ tăng thu phí và tân trang mặt đường.

Dù các đường BOT ngày một nhiều, nghi vấn thiếu minh bạch thu phí và hoàn vốn đang tồn tại ở nhiều dự án, song chủ đầu tư vẫn cho rằng đầu tư BOT lợi mỏng, không ăn thua.
Dù các đường BOT ngày một nhiều, nghi vấn thiếu minh bạch thu phí và hoàn vốn đang tồn tại ở nhiều dự án, song chủ đầu tư vẫn cho rằng đầu tư BOT lợi mỏng, không ăn thua.

Ông Dũng thẳng thừng: “Thời điểm kinh tế suy yếu, lãi vay ngân hàng (NH) có thời điểm rất thấp và không có người vay và nhà đầu tư trong lúc kinh tế khó khăn họ không biết làm gì và quay sang đầu tư BOT, tuy lợi nhuận thấp nhưng cái được của nhà đầu tư là có việc làm cho cán bộ nhân viên và tăng GDP của xã hội”

Ông này khẳng định: nhiều người cứ nói nhà đầu tư BOT ăn dày, giàu có vì BOT nhưng trong hợp đồng BOT thì chỉ quy định 11-12% lãi trên vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận mà DN phải nộp thuế TNDN là 22%, trừ đi lãi đưa về là 8 – 9%, trong khi cam kết cổ đông là 12 – 15%, thì hỏi rằng lợi nhuận ở đâu mà dư luận nói dư luận nói nhà đầu tư tranh nhau.

“Thực tế việc họ có lãi với BOT là câu hỏi bỏ ngỏ, khi mà thời gian thu hồi vốn kéo dài tới 20 năm, tức là nhà đầu tư không có sự bảo toàn vốn. 20 năm đồng tiền Việt Nam trượt giá 6 – 7% thì còn lại bao nhiêu? Cứ nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không có hưng phấn đầu tư nữa”, ông Dũng khẳng định.

Ông này phân trần: “Các nhà đầu tư BOT cũng gặp không ít khó khăn khi mà các nhà quản lý đưa ra nhiều yêu cầu cao hơn. Đơn cử, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư phải có sự tham gia thẩm định của 8 bộ ngành. Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư cũng chặt chẽ, khi có một cơ quan kiểm toán và hai cơ quan thanh tra, nên ông Dũng cho rằng không thể nói rằng các dự án BOT có tham nhũng.

Hiện Tasco là nhà đầu tư nhiều công trình BOT lớn trong nước ở một số tuyến đường tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình. Hiện, công ty này vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh “rót” vốn vào nhiều các dự án BOT như: Công trình đường Hồ Chí Minh đoạn từ QL2 đến Hương Nộn và nâng cấp mở rộng QL32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà, Phú Thọ (tổng vốn đầu tư 1.109 tỷ đồng, cuối năm 2016 đưa vào khai thác); Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn, Hải Phòng (tổng vốn đầu tư là 2.851 tỷ đồng, cuối năm 2017 đưa vào khai thác)...

Mặc dù tham gia nhiều dự án BOT giao thông tuy nhiên, lãnh đạo công ty này trước sau như một đều nói lãi mỏng. Trước đó, trong buổi tọa đàm trực tuyến nâng cao hiệu quả quản lý dự án BOT, ông Dũng cũng khẳng định: “Vốn ngân hàng không ai vay không ai làm gì thì các nhà đầu tư mới quan tâm đến các dự án BOT giao thông. DN đi làm để lấy công làm lãi, khai thác nhân công, không bị thất nghiệp thôi”.

Tuy nhiên, trên thực tế, tại báo cáo cáo tài chính của Tasco trong vài năm gần đây, nhất là sau khi một số tuyến BOT của công ty này hoàn thành và đưa vào khai thác (thu phí), lợi nhuận sau thuế của Tasco đã chuyển biến rất rõ rệt

Trong quý I/2016: doanh thu từ hoạt động thu phí chiếm 99 tỷ đồng, trong khi đó bán hàng và cung cấp dịch vụ 75 tỷ và doanh thu từ họp đồng xây dựng chỉ có 14,7 tỷ đồng... Báo cáo tài chính riêng lẻ quý I/2016 cho thấy, tổng tài sản của công ty đạt 5.161 tỷ đồng - trong đó vay nợ 3.497 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.663 tỷ đồng.

Trả lời về việc các Nhà đầu tư BOT có lỗ hay không ở các dự án của mình, T.s Lưu Bích Hồ, nguyên Viện Trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Chắc chắn không có chuyện lỗ, mà nếu lỗ cũng chỉ 1 năm đầu là cùng. Trong hợp đồng hàng chục trang ký kết với Nhà đầu tư, Nhà nước luôn tạo cơ chế mở cho DN về thời gian thu phí, mức phí. Tôi khẳng định, nếu lỗ hoặc lãi mỏng, chẳng ai muốn làm cả”.

Hiện dư luận đang đặt câu hỏi cho các dự án BOT và các nhà đầu tư BOT giao thông về tính minh bạch của dự án bởi trên thực tế, rất nhiều công trình BOT trước và trong khi xây dựng, đưa vào khai thác đã bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm như: tổng vốn đầu tư dự toán gấp gần 2 lần so với thực tế (cụ thể là Dự án BOT quốc lộ 1 đoạn qua Khánh Hòa); hay đặt trạm thu phí bất hợp lý tại đường cao tốc được cải tạo, nâng cấp đoạn qua Pháp Vân -Cầu Giẽ; Hà Nội - Thái Bình (dài 100km) nhưng có 4 trạm thu phí.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế, giới đầu tư và doanh nghiệp đang đặt nghi vấn lớn về tính minh bạch trong suất đầu tư, lãi vay, thời gian hoàn vốn… điều này ảnh hưởng rất lớn đến mức phí và thời gian thu phí trên một số tuyến đường cao tốc, gây bức xúc không nhỏ cho người dân.

Nguyễn Tuyền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm