Chuyện cùng sao:

NSƯT Phạm Phương Thảo “ám ảnh” tuổi thơ chăn lợn, sống trong nhà tranh vách đất

(Dân trí) - Tuổi thơ của giọng ca “Gái Nghệ” là những tháng ngày cơ cực trong căn nhà mái rạ trộn bùn đất, ăn cơm độn khoai. Ngày ngày, cô phải đi chặt chuối, nấu cám nuôi lợn, gà. Lúc nào mặt mũi cô cũng nhem nhuốc vì loanh quanh trong xó bếp nên có biệt danh là “que củi cháy”…

Thưởng thức tiếng hát ngọt ngào của Phạm Phương Thảo (Cô sinh năm 1982 nhưng tính theo Âm lịch vẫn là Tân Dậu)

Giọng ca Sao Mai lớn lên với cơm độn khoai, học phí thường xuyên… chậm

Giọng ca Sao Mai mắt đỏ hoe, nghẹn ngào xúc động kể về mái nhà tuổi thơ nghèo khó đến mức "ám ảnh" nơi xứ Nghệ

Sao Mai Phạm Phương Thảo (36 tuổi) là một trong những gương mặt trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSƯT (ở tuổi 34). Nhưng ít ai biết được, trước khi có những thành tựu trong sự nghiệp như ngày hôm nay, giọng ca ngọn nguồn xứ Nghệ ấy từng trải qua một tuổi thơ cơ cực đến mức… “ám ảnh” mà mỗi khi nhớ lại cô rưng rưng xúc động.

Ít ai biết được, trước khi có những thành tựu trong sự nghiệp như ngày hôm nay, giọng ca ngọn nguồn xứ Nghệ từng trải qua một tuổi thơ cơ cực đến mức… “ám ảnh”.
Ít ai biết được, trước khi có những thành tựu trong sự nghiệp như ngày hôm nay, giọng ca ngọn nguồn xứ Nghệ từng trải qua một tuổi thơ cơ cực đến mức… “ám ảnh”.

“Trong kí ức tuổi thơ của tôi, cả làng tôi rất nghèo không chỉ riêng nhà tôi. Lúc tôi chưa 5 tuổi, nhà tôi khi ấy là ngôi nhà làm từ rơm rạ trộn bùn đất. Lớn lên một chút nhà tôi xây nhà nậy (nhà lớn) và nhà ngang.

Nhà nậy có ban thờ, không có phòng ngủ và chỉ đàn ông được ở thôi. Nhà ngang có bếp và phòng ngủ của con gái và bố mẹ.

Lớn hơn một chút nữa, cả hai nhà đều được xây nhưng bé thôi, trong nhà chỉ có vài cái giường và một tấm ri-đô hoa để che đi cái giường của phòng con gái”, Phạm Phương Thảo hồi tưởng.

“Tôi có nhiều kỷ niệm về căn bếp. Công việc của tôi chủ yếu ở đấy. Tuy nhà làm ruộng nhưng hồi bé tôi gầy yếu nên không phải ra đồng. Ngược lại, ở nhà cũng rất nhiều việc vặt. Mỗi ngày tôi phải cắt hai cây chuối, vài gánh rau và trộn với cám cho đàn lợn mười mấy con.

Đàn lợn mười mấy con ấy phục vụ cho việc đóng học phí cho 5 anh chị em. Ngoài ra, tôi còn chăm một đàn gà, một đàn vịt lấy trứng cho mẹ đi bán”, nữ nghệ sĩ kể về tuổi thơ của mình.

Chuỗi tháng ngày cơ cực, nuôi lợn, gà mưu sinh, đóng học phí của Phạm Phương Thảo

Kí ức tuổi thơ của Phương Thảo cũng rất “dữ dội”, cô kể: “Trong vườn nhà tôi có một vườn cam và chanh, cam thì mang bán rồi, còn chanh thỉnh thoảng sẽ được ăn nhưng không được ăn nhiều. Tôi nghiện ăn chua. Tôi có thể ăn được cả 10 quả chanh mới đã cơn thèm, nên tôi cứ muốn được ngồi dưới gốc cây mà ăn .

Nhưng tôi gầy nên bố tôi cấm, mỗi lần bố mẹ nghỉ trưa, tôi lại mang rổ ra gốc chanh hái rất nhiều và trốn trong đống rơm ăn bình yên ở đó. Rồi bố phát hiện ra, bố tôi tức giận đã chặt hết cả vườn chanh. Tôi trèo cây rất giỏi. Khi bố mang roi ra đánh thì tôi đã ở tít tắp trên ngọn cây cao”.

Cơm hấp khoai là món ăn nhớ nhất trong tuổi thơ của Phương Thảo.
Cơm hấp khoai là món ăn nhớ nhất trong tuổi thơ của Phương Thảo.

Cơm hấp khoai là món ăn nhớ nhất trong tuổi thơ của Phương Thảo. Xoong chỉ có vài hạt cơm còn lại là khoai độn phần nhiều.

“Chị gái tôi không ăn được khoai, cứ ăn vào là nghẹn. Tôi thì không thích ăn cơm nên khi lấy cơm thì chị thường lấy khoai nhiều hơn cơm cho tôi”, nói tới đây, Phạm Phương Thảo nghẹn ngào xúc động.

“Giàu có” về mặt cảm xúc nhờ tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn

“Nấu cơm bằng rơm rạ nên lúc nào trông tôi cũng rất nhem nhuốc. Tôi có biệt danh là “que củi cháy” vì tôi rất gầy, cao và đen một cách kinh khủng. Đen đến mức khi ra học ở ĐH Văn hóa - Nghệ thuật Quân Đội, tôi nổi tiếng vì quá đen, các bạn ở trong Tây Nguyên ra cũng không đen bằng tôi nữa”, Phương Thảo tâm sự.

Phạm Phương Thảo ngẫu hứng sáng tác thơ về quê mẹ

Nữ ca sĩ với đôi mắt biết nói.
Nữ ca sĩ với đôi mắt "biết nói".

Rồi cô vừa kể nước mắt lại trực trào ra: “Tuổi thơ của tôi cũng như các bạn con nhà nghèo thường đóng chậm tiền học phí. Tôi là người sĩ diện từ bé, mọi người hay nói tôi “con nhà lính, tính nhà quan” nên tôi muốn hôm nay cô thông báo đóng tiền học phí thì ngày mai phải đóng đầu tiên vì tôi nghĩ tôi là cán bộ đoàn đội nên phải gương mẫu.

Tôi chỉ nghĩ như thế chứ không nghĩ đến việc nhà mình nghèo không có tiền để đóng, tôi làm mình làm mẩy và ăn vạ theo kiểu không đi học nữa khi mẹ bảo chưa có tiền đóng học phí ngay. Bố có đánh thì tôi cũng rất lì, có lúc tôi chẳng thèm trèo lên ngọn cây để trốn đâu mà cứ ngồi thế cho bố đánh thôi”.

“Có lẽ giờ đây Thảo là người giàu có về mặt cảm xúc như thế này là nhờ tuổi thơ “giàu có” như vậy. Những thiếu thốn đó có thể là thiệt thòi về vật chất nhưng đã trở thành hành trang để cho tôi trưởng thành, Phương Thảo xúc động.
“Có lẽ giờ đây Thảo là người giàu có về mặt cảm xúc như thế này là nhờ tuổi thơ “giàu có” như vậy. Những thiếu thốn đó có thể là thiệt thòi về vật chất nhưng đã trở thành hành trang để cho tôi trưởng thành", Phương Thảo xúc động.

Năm 16 tuổi là lần đầu tiên Phạm Phương Thảo đi xa nhà. Ra Hà Nội, nhớ bố mẹ, nhớ quê, như một cảm xúc tự nhiên, cô chắp bút viết về quê bằng những vần thơ đầu tiên.

Ám ảnh về tuổi thơ nghèo nhưng Phạm Phương Thảo chưa bao giờ chối bỏ những ngày tháng gian khó ấy.

“Có lẽ giờ đây Thảo là người giàu có về mặt cảm xúc như thế này là nhờ tuổi thơ “giàu có” như vậy. Những thiếu thốn đó có thể là thiệt thòi về vật chất nhưng đã trở thành hành trang để cho tôi trưởng thành hơn và biết trân trọng hơn những gì mình có”, Phương Thảo xúc động bày tỏ.

Phương Nhung
Ảnh, video: Toàn Vũ