1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Thừa Thiên - Huế:

Xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương

(Dân trí) - Cái đói nghèo, thất học và gánh nặng mưu sinh cứ đeo đuổi nơi xóm nhỏ vạn đò cuối cùng trên sông Hương ở tỉnh TT-Huế qua bao thế hệ. Những cư dân vạn đò hơn ai hết luôn khát khao được lên bờ định cư, con cháu được đến trường.

Đó là khát vọng từ lâu của hàng chục hộ dân xóm vạn đò thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.

Nghèo nàn, bệnh tật và thất học

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km, xóm vạn đò Thủy Phú với gần 20 hộ đò nằm gọn trong một góc nơi giao nhau giữa sông Hương và sông Bồ (hay còn gọi là ngã ba Sình), những người dân đi qua đoạn đường này nếu không quan sát kỹ sẽ không thể nào biết được trên khúc sông này vẫn còn một xóm vạn đò tồn tại.

Theo những người dân nơi đây, lúc đầu xóm vạn này chỉ có 4 hộ sống tại đây nhưng hơn 30 năm trôi qua số hộ vạn đò cứ tăng lên từng tháng từng năm, con cái họ sinh ra rồi lớn lên cũng chỉ quang quẩn làm ăn và sống với bố mẹ trên những chiếc thuyền này.

Sông nước là bạn, thuyền là ngôi nhà để che nắng nhe mưa, hàng chục hộ dân vạn đò ở đây từ ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt… đều diễn ra trên đoạn sông bị ô nhiễm này với đủ loại rác thải trôi dạt và bám quanh các mạn thuyền của họ.

Xóm vạn đò cuối cùng xứ Huế.
Xóm vạn đò cuối cùng xứ Huế.

Khi màn đêm bắt đầu buông xuống chính là lúc những người lớn ở vạn đò bắt đầu một ngày làm việc với những chiếc ghe nhỏ tiến thẳng ra khu vực đầm phá, mở đầu cho một ngày mưu sinh đầy khó khăn. “Những năm trước dân vạn đò chúng tôi mưu sinh bằng nghề chài lưới cũng kiếm đủ ăn khi về nhà tôm cá đầy ghe, nhưng bây giờ thì quá khổ cực luôn anh ơi, tôm cá ngày càng cạn kiệt, miệt mài cả đêm 2 vợ chồng tôi cũng chỉ kiếm được ít tôm cá loại bé tính ra cũng chỉ kiếm được gần 100.000 đồng/ngày, đấy là chưa kể những ngày mưa bão thất thường” – bà Trần Thị Dung (42 tuổi) cho biết.

Anh Lê Huấn vừa làm ốc cho bữa tối vừa tiếp chúng tôi trên con thuyền bé nhỏ, xiêu vẹo là nơi trú mưa trú nắng của cả gia đình 6 người. 4 đứa trẻ con anh nheo nhóc, hốc hác và nhem nhuốc.

Mặc dù có 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học nhưng hiện chỉ có thằng Trắng là đang học lớp 1, còn thằng Đen 13 tuổi phải nghỉ học ở nhà trông em giúp anh chị đi làm. “2 vợ chồng tôi làm cả ngày cả đêm cũng chỉ kiếm được ngót 1 trăm ngàn đồng mỗi ngày nên cũng không đủ ăn đủ mặc chứ nói chi đến chuyện cho chúng nó đến chuyện đến trường học chữ đàng hoàng” - anh Huấn tâm sự.

Khi những người lớn bắt đầu đi làm thì cũng là lúc những đứa trẻ phải ở nhà một mình trên những chiếc thuyền cũ nát, tồi tàn với biết bao hiểm nguy rình rập. 

Những em nhỏ chênh vênh bên dòng nước
Những em nhỏ "chênh vênh" bên dòng nước

Ngồi trong khoang thuyền cũ nát rộng hơn 10m2, ông Trần Đức là người lớn tuổi nhất ở xóm vạn này cho biết: “Cuộc sống của những hộ dân chúng tôi hết sức lam lũ, làm không đủ ăn nên con cái học hành thì không đến nơi đến chúng, hầu hết bọn trẻ chỉ học hết cấp 1, chỉ một vài đứa là học được lên cấp 2 ít bữa rồi cũng đành bỏ dở để tham gia cuộc mưu sinh trên sông nước. Chính vì vậy mà từ đời bố tôi đến đời tôi, đời con tôi và giờ tới đời cháu tôi tất cả đều sống trên những con đò này khi cái đói nghèo ngày càng tới gần hơn”.

Và nỗi lo “cơm áo gạo tiền” càng đè nặng với những người dân vạn đò này hơn khi Huế vào mùa mưa lũ, những cơn mưa lạnh hay lụt lội kéo dài từ ngày này qua ngày khác khiến dân vạn đò lại càng khó khăn hơn trong công việc mưu sinh. Những lúc đó, người dân xóm vạn thôn Thủy Phú chỉ biết nương tựa vào nhau sống qua ngày. “Có nhiều hôm mưa to gió lớn khiến cả nhà chúng tôi túm tụm ngồi co ro trong khoang thuyền nhìn mưa. Nhìn mấy đứa con nhỏ nằm ôm nhau co ro trước cái lạnh khiến lòng tôi như quặn lại rồi tự hỏi: Không biết sau này đời chúng nó có thoát khỏi chốn này không?” – bà Dung buồn buồn đôi mắt nhìn ra quãng sông trước mặt.

Khát khao ngày lên bờ

Nhiều thế hệ đã chung sống tại xóm vạn đò này với biết bao nhọc nhằn khổ cực đã quen. Nhưng giờ đây, người dân xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương này đang rất khát khao một ngày chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để người dân được lên bờ định cư. Lên bờ chính là giải pháp tốt nhất để lo cho các thế hệ tương lai của họ để xóa đi nghèo đói, thất học cho thế hệ tương lai.

Ngày lên bờ vẫn còn xa với dân vạn đò ở đây

Ngày lên bờ vẫn còn xa với dân vạn đò ở đây

Ông Trần Bí (53 tuổi) nhà có 9 người con nói: “Hàng trăm hộ vạn đò ở các địa phương khác sinh sống trên sông Hương tại thành phố Huế đều được lên bờ sinh sống mà sao còn mấy chục hộ vạn đò chúng tôi tại Hương Trà thì chưa được lên bờ định cư. Chúng tôi nhiều lần đã kiến nghị lên chính quyền để xin được lên bờ làm ăn, cho bọn trẻ được lên bờ học hành đàng hoàng nhưng phía chính quyền cũng chỉ trả lời chưa biết khi mô đưa lên nữa, họ đang đợi quyết định từ cấp trên”.

Cùng với ý kiến của ông Bí, tất cả những cư dân xóm vạn này giờ đây chỉ mong muốn và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để có thể lên bờ định cư như bao hộ vạn đò sống trên sông Hương khác.

Ngày lên bờ vẫn còn xa với dân vạn đò ở đây

Những chiếc thuyền gỗ cũ nát rộng khoảng vài mét vuông chính là nơi che nắng che mưa và nơi sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân vạn đò này.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Nguyên, Trưởng thôn Thủy Phú cho biết, những hộ đò này sống từ trước năm 1975 đến giờ, lúc đầu cũng chỉ có vài hộ sinh sống tại đây nhưng qua nhiều thế hệ xóm vạn đò này đã tăng lên 17 hộ đò với gần 90 nhân khẩu. Cuộc sống của họ quanh năm chỉ bám trụ với con thuyền và nghề đánh cá nên cuộc sống gặp không ít khó khăn nhất là mùa mưa bão. Phía chính quyền địa phương cũng có dự án để đưa những hộ dân vạn đò này lên bờ định cư nhưng hiện giờ vẫn chưa thấy thực hiện.

Rời xóm vạn đò Thủy Phú khi màn đêm đã vây kín cả bầu trời, ánh điện từ các con thuyền xóm vạn cũng lần lượt sáng lên in bóng xuống dòng sông. Người lớn cùng với bộ nghề mưu sinh gấp gáp rời những con thuyền tiến thẳng ra phá Tam Giang mưu sinh. Những đứa trẻ thì khép lại một ngày đơn điệu trên chiếc thuyền với một giấc mơ về tương lai mịt mờ phía trước.

Hơn 10 năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương và dự án đưa những hộ dân vạn đò đang sống trên các con sông trong Thành phố Huế lên bờ định cư ở các phường Hương Sơ, Phú Hậu (TP Huế) và xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) với mức kinh phí hơn 100 tỷ đồng.






Dưới đây là những hình ảnh do PV ghi lại ở xóm vạn đò Thủy Tú, Hương Vinh, Hương Trà:

Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Những người dân vạn đò còn dùng chính nguồn nước bị ô nhiễm ngay mạn thuyền để rửa đồ ăn cũng như tắm giặt hàng ngày. Riêng chỉ có nước ăn là mua lại của những hộ dân sống trên bờ.

Hàng chục hộ dân vẫn đang phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bé Lê Thị Thu (12 tuổi) cũng như bao đứa trẻ khác hàng ngày vẫn rửa mặt, gội đầu, tắm ngay trên nguồn nước bị ô nhiễm.
Bữa cơm của gia đình anh Toan

Bữa cơm của gia đình anh Toan
Bữa cơm của gia đình anh Toan

Mệ Lê Thị Hồng ngồi buồn thiu trên thuyền nhìn lên khu dân cư với khát khao sớm được định cư trên bờ trước mùa mưa bão này.
Bữa cơm của gia đình anh Toan

Bữa cơm của gia đình anh Toan

Đó cũng là khát khao của bao đứa trẻ xóm vạn này muốn được lên bờ vui chơi như bao đứa trẻ khác chứ không phải quanh năm chỉ quanh quẩn với con thuyền chật hẹp.
Bữa cơm của gia đình anh Toan
Chỉ khi có người lớn ở nhà những đứa trẻ xóm vạn mới rón rén lên khu đất trống cạnh mạn thuyền để đùa vui
3 thế hệ bên con đò và sông nước
3 thế hệ bên con đò và sông nước
3 thế hệ bên con đò và sông nước
Những vẻ mặt lạ lẫm và ánh mắt thật hồn nhiên của những đứa trẻ xóm vạn khi đứng trước ống kính của chúng tôi. Tương lai của lũ trẻ sẽ lại tiếp tục đời cha ông của mình với những năm dài tháng rộng nếu như không có ngày được lên bờ?
 
Ngọc Thụ - Đại Dương