1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Vụ lật tàu thống nhất: Chỉ tài xế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Ngày 15/4, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình đã gửi văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tàu khách E1 lên Thủ tướng. Văn bản dựa trên nội dung kiểm tra của liên ngành Giao thông Vận tải và Công an.

Bản báo cáo nêu: Tài xế Bùi Thái Sơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; lãnh đạo Xí nghiệp đầu máy Hà Nội chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn như chưa giáo dục tốt ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn chạy tàu của tài xế.

 

Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam và Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà

- Kết luận về cơ sở hạ tầng, không gian xảy ra vụ tai nạn: cơ sở hạ tầng không gian Thừa Lưu - Lăng Cô và đoạn xảy ra tai nạn ổn định nhiều năm, đáp ứng nhu cầu chạy tàu theo tốc độ quy định.

- Về đầu máy toa xe: kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, quy trình khai thác, phương tiện và thị sát dấu vết tại hiện trường cho thấy, chất lượng đầu máy, toa xe hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chạy tàu an toàn.

- Công tác điều độ: Tổng công ty Đường sắt đã có các quy định nhằm ngăn chặn tài xế lái tàu chạy quá tốc độ cho phép, quá trình tác nghiệp và trách nhiệm của ban lái máy.

- Giải mã băng từ tại điểm xảy ra tai nạn: lái tàu Bùi Thái Sơn chạy tàu với tốc độ 69km/h, vượt 72% tốc độ tối đa cho phép (40km/h).

 Nội phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông.

 

Đoàn công tác liên ngành cũng xác định nguyên nhân chính và trực tiếp của vụ tai nạn là do tài xế Bùi Thái Sơn điều khiển đầu máy kéo tàu E1 chạy vượt tốc độ cho phép 72%. Ngoài ra, do hạn chế về tính năng của các loại đầu máy hiện có và khả năng thông tin liên

 lạc của ngành đường sắt cho nên khi tài xế lái tàu vượt tốc độ cho phép, đã không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

 

Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục sau vụ đổ tàu: Chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuyển các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, không được uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như Liên hiệp Đường sắt VN trước đây.

 

Ngoài ra, sẽ rà soát các văn bản liên quan đến an toàn chạy tàu, đào tạo và quản lý tài xế; đầu tư trang thiết bị thông tin liên lạc giữa Trung tâm với Trưởng tàu, giữa Trưởng tàu với tài xế và nhân viên trên tàu; rà soát hiện trạng cơ sở hạ tầng nhằm xác định những vị trí có nguy cơ mất an toàn chạy tàu để có giải pháp đầu tư khắc phục.

 

Theo Đoàn Loan
VnExpress