1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Với “4 xin” và “4 luôn”, hình ảnh ngành đường sắt sẽ khác?

(Dân trí) - Bộ trưởng Đinh La Thăng mong muốn ngành đường sắt thực hiện văn hóa giao tiếp phải thực sự xuất phát từ trái tim, từ cái tâm muốn phục vụ tốt hơn để đem lại sự hài lòng cho hành khách và làm sao để hành khách “muốn” đi đường sắt...

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Nhà ở xã hội, doanh nghiệp vẫn đang ‘xây nhà trên giấy’

* Giá vàng “rủ” nhau đi xuống

* Biệt thự biển: Cuộc chơi mới của dân giàu Hà Nội

* Coi chừng Việt Nam bị biến thành bãi rác thế giới!

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như vậy khi đích thân phát động thực hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cán bộ, công nhân viên chức và lao động của ngành đường sắt, tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), hôm qua 30/5.

“4 xin” ở đây là xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và “4 luôn” là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ. Bộ trưởng Đinh La Thăng mong muốn ngành đường sắt thực hiện văn hóa giao tiếp với hành khách không phải chỉ bằng những câu khẩu hiệu hay phong trào, mà phải thực sự xuất phát từ trái tim, từ cái tâm muốn phục vụ tốt hơn để đem lại sự hài lòng cho hành khách.

“Nếu mỗi cán bộ công nhân viên, người lao động không thực sự ghi nhớ từ trong tâm thì sẽ không thể thành công” - Bộ trưởng Đinh La Thăng bày tỏ.


Muốn phát triển, ngành đường sắt buộc phải đổi mới toàn diện

Muốn phát triển, ngành đường sắt buộc phải đổi mới toàn diện

Theo Tư lệnh của ngành giao thông vận tải (GTVT), đường sắt lạc hậu, trì trệ, yếu kém trong quản lý và sản xuất kinh doanh, thậm chí mất lòng tin đối với người đi tàu, nhưng nếu mỗi cán bộ công nhân viên và người lao động luôn thân thiện, ứng xử văn hóa thì hành khách sẽ cảm thông và dành nhiều tình cảm cho đường sắt. Ông cũng cho rằng thực hiện văn hóa ứng xử là một trong những nội dung tái cơ cấu toàn diện ĐSVN.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh: “Việc tái cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn lực, sản xuất kinh doanh, đầu tư của ngành đường sắt đòi hỏi phải có thời gian, nhưng văn hóa ứng xử là điều có thể làm ngay được, ngành đường sắt phải đổi mới về tư duy và thực hiện theo đúng phương châm “an toàn, thân thiện, thuận tiện, đúng giờ và hiệu quả”.

Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Một nụ cười, một sự cảm thông, chia sẻ với hành khách sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn, nâng cao hình ảnh ngành đường sắt. Làm sao để hành khách “muốn” đi đường sắt, chứ không phải là “phải” đi đường sắt, để mỗi chuyến tàu là một sự trải nghiệm thú vị”.

Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và gây hấn trên vùng biển của Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc nhở: Yêu nước là phải làm tốt hơn công việc của mình, ngành đường sắt việc thực hiện tốt văn hóa ứng xử với hành khách cũng là thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cũng là góp công sức bảo vệ chủ quyền đất nước. Có hậu phương vững chắc thì các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên biển và các ngư dân đang bám biển sẽ vững tin hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tại lễ phát động, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng Thành viên ĐSVN - khẳng định: “4 xin” và “4 luôn” sẽ không chỉ là khẩu hiệu, mà là hành động thực tế. Hình ảnh đường sắt sẽ khác, sẽ thân thiện hơn, an toàn hơn. Ngành đường sắt sẽ vượt lên chính mình và đổi mới thành công.

“Tất cả các đơn vị, tổ chức đoàn thể, cán bộ công nhân viên và lao động toàn ngành Đường sắt thực hiện nghiêm túc văn hóa công sở, cách làm việc thân thiện, văn minh. Trên tàu, dưới ga luôn sạch sẽ, văn minh, chia tay vĩnh cửu mùi tàu khó chịu. Hành khách luôn được chào đón, chỉ dẫn tận tình khi đến ga, trong suốt hành trình” - ông Thành cam kết.

Thực tế, từ trước đến nay đã có rất nhiều những chiến dịch, những khẩu hiệu được phát động ở các ngành, các cấp. Tuy nhiên, đa phần người ta chỉ thấy sự rầm rộ và cách thực hiện rất phong trào ở những chiến dịch ấy, còn kết quả thực sự được đến đâu thì vẫn còn bỏ ngỏ, và người ta cũng lại nhanh chóng quên đi những chiến dịch rầm rộ nhất thời đó.

Với “4 xin” và “4 luôn”, không biết sẽ mọi chuyện đi đến đâu trên những chuyến tàu và mỗi toa xe của ngành đường sắt, nhưng với sự kiên quyết của Bộ trưởng Đinh La Thăng và sự cam kết chắc nịch của lãnh đạo ngành thì chúng ta cũng nên một lần đặt hi vọng vào những tín hiệu có thể sẽ làm thay đổi ít nhiều lĩnh vực đường sắt trong thời gian tới.

Bộ GTVT vừa ra quyết định Thanh tra đối với Tổng Công ty ĐSVN và các đơn vị phụ thuộc, sự nghiệp và các Công ty con của Tổng Công ty ĐSVN. Theo Quyết định số 2006/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký ngày 28/5/2014, Thanh tra Bộ GTVT sẽ tiến hành thanh tra toàn diện.

Cụ thể, thanh tra Công tác quản trị, quản lý, đổi mới doanh nghiệp; Công tác Tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương; Công tác quản lý vốn, tài sản; kết quả sản xuất kinh doanh và công tác kiểm soát nội bộ; Công tác quản quản lý và sử dụng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường sắt; vốn đầu tư xây dựng của doanh nghiệp; Thanh tra công tác quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật đường sắt; quản lý vận tải đường sắt; quản lý, sử dụng quỹ đất do ĐSVN quản lý.

Thanh tra hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của ĐSVN; Thanh tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của các cơ quan Thanh tra và của Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của ĐSVN theo Điều lệ.

Thời kỳ thanh tra, về tài chính là năm 2013 và số liệu trước, sau năm 2013 có liên quan; đối với đầu tư xây dựng là các dự án chưa quyết toán; các nội dung thanh tra khác đến 30/5/2014.

Châu Như Quỳnh

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước