Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên

(Dân trí) - Những thân gỗ Pơmu đại thụ dài tới chục mét bị đốn gục, cháy nham nhở, đen xì, lộ ra giữa cánh rừng Quốc gia Hoàng Liên. Nhưng một lãnh đạo tỉnh Lào Cai lại cho rằng vụ cháy rừng vừa qua chỉ là cháy rừng đệm gồm trúc, lau, sậy…

Chiều 24/2, vượt qua những đỉnh núi cao tới vài trăm mét, phóng viên Dân trí luồn sâu vào “lõi” những cánh rừng già mới bị “bà hỏa” thiêu rụi trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua. Trước đó nhiều người cho rằng đây là rừng non, rừng tái sinh. Còn các cán bộ kiểm lâm gọi là “rừng già nghèo kiệt” bởi hầu hết những cây gỗ lớn đã bị đốn hạ được xác định chủ yếu là gỗ Pơmu quý hiếm nằm ngổn ngang dưới những vạt cây tái sinh khô khốc, đỏ quạch sót lại vụ hỏa hoạn.

 

Đến lưng chừng một cánh rừng thuộc thôn Séo Mý Tỷ, trước mặt chúng tôi hiện ra cả một bè gỗ mà có lẽ lâm tặc chưa kịp tẩu tán trước khi xảy ra vụ cháy rừng. Bên cạnh đó là những gốc cây đại thụ đường kính rộng chừng 2 vòng tay ngưởi ôm cháy đen xì, trông như một “cây than” khổng lồ. Có cả gốc cây, thân cây cổ thụ vừa bén lửa ám muội đen đã được ai đó vạch dấu nhân khẳng định chủ quyền. Cùng với những cây đại thụ bị cháy xém là những cây tái sinh tự nhiên, tuổi đời chỉ mới vài năm, cũng đã bị lửa thiêu rụi.

 

Phía bên kia quả núi, rừng Quốc gia Hoàng Liên vẫn thuộc thôn Séo Mý Tỷ, một cột khói xanh lè bốc lên mỗi lúc một to, ẩn họa những nguy hiểm cho cánh rừng già Hoàng Liên. Ngay lập tức thông tin được truyền về cho Trạm Kiểm lâm Séo Mý Tỷ. Các chiến sĩ lên kiểm soát tình hình xác định: Người dân đang đốt nương thảo quả nhưng quên không báo cho chính quyền địa phương. Ngọn lửa được dập tắt tức thì.

 

Càng cuốc bộ sâu vào rừng, chúng tôi càng thấy nhiều hơn những cây đại thụ đã bị đốn gục với những đường cưa bằng lì hay những vết rìu chặt nham nhở… tất cả đều đã cháy đen. Nhiều người trong đoàn chua xót: Cứ đà này sau nhiều năm nữa họ sẽ gọi là “rừng trọc”.

 

Chiều muộn, khi cái nắng yếu ớt đổ dài trên những triền núi cũng là lúc mặt mũi anh em trong đoàn đen nhẻm bởi bụi tro. Chúng tôi xuống núi, bỏ lại sau lưng mênh mông những vạt rừng cháy nham nhở và những cây gỗ Pơmu cổ thụ đã bị đốn hạ nằm ngổn ngang, những vạt bụi cây tái sinh tự nhiên khô khốc, đỏ úa và cả những người dân bản địa đang tranh thủ “hôi” những tấm gỗ mới tinh tươm.

 

Đem những câu chuyện “mắt thấy tai nghe” sau chuyến thâm nhập rừng Quốc gia Hoàng Liên trao đổi với ông Phạm Văn Đăng - Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, chúng tôi nhận được lời giải thích: Những cây Pơmu cổ thụ này có thể đã được lâm tặc chặt hạ rồi… bỏ sót từ những năm 90 và sau đợt cháy rừng năm 1994, trong khi vườn chỉ mới được thành lập từ năm 2002. 

 

Về vấn đề bè gỗ được xẻ ngay tại rừng mà chúng tôi bắt gặp, ông Đăng cho rằng có thể do người dân đã lên rừng tận dụng những cây gỗ bị đốn hạ từ xưa.

 

Tuy nhiên ông Đăng thừa nhận, việc khai thác những cây đã bị đốn hạ trong khu vực rừng Quốc gia là trái quy định, sẽ xem xét trách nhiệm.
 
Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 1


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 2


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 3


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 4


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 5


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 6

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 7

Những cây gỗ đại thụ bị đốn hạ cháy nham nhở trong rừng Hoàng Liên 

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 8


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 9
 
Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 10

Những vạt rừng đỏ quạch còn sót lại sau vụ cháy

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 11


Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 12
Những thân gỗ lớn được xác định là gỗ Pơmu vừa bị đối tượng chặ hạ

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 13
 
Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 14
Những gốc đại thụ và cả thân gỗ lớn vừa thoát khỏi vụ hoả hoạn đã bị người dân đánh dấu "xí phần"

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 15

Những tấm gỗ vừa bị xẻ ra chưa kịp vận chuyển

Vô vàn cây “gỗ đen” quý hiếm trơ lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên  - 16

Người dân bản địa tranh thủ lên "hôi" của rừng.

 

Sẽ kiến nghị hỗ trợ cho người dân

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong đợt cháy rừng vừa qua có không ít người dân bị thiệt hại hoa mầu trong nương rẫy nhưng chưa được thống kê. Một số hộ dân cho biết, thiệt hại về nương thảo quả đợt cháy rừng vừa rồi lên đến vài chục triệu đồng. Ông Phạm Văn Đăng cho biết, sẽ đề nghị chính quyền địa phương thống kê những thiệt hại đó và cho thẩm định lại rồi gửi kiến nghị lên UBND tỉnh, Chính phủ để xem xét hỗ trợ tạo điều kiện cho bà con tiếp tục ổn định sản xuất.

 

Hồng Ngân