Vỡ đê, các xã ven biển Thanh Hóa, Nam Định chìm trong nước
(Dân trí) - Bão số 7, cơn bão mạnh nhất trong vòng 9 năm qua đổ bộ vào nước ta, đã làm rung động toàn bộ đê biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hoá. Nhiều đoạn đê đã bị sóng đánh vỡ. Các xã ven biển Thanh Hóa, Nam Định nước ngập trắng, giao thông liên lạc gần như bị cắt đứt.
1 người chết, 4 thuyền và ngư dân trên thuyền mất tích
Theo thông tin mới nhất chiều nay, một người dân ở Nga Sơn - Thanh Hoá đã bị gió giật rơi xuống đất chết trong khi đang giằng lại mái nhà chống bão.
Các tuyến đê đã bị vỡ
Nam Định: - 100m đê Thịnh Long (Hải Hậu) - 300m đê Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng) - Đê huyện Nghĩa Hưng bị sạt nghiêm trọng, rất khó ứng cứu
Thanh Hóa: - 12km đê Hậu Lộc, nước ngập trong đất liền có nơi lên tới 5m - Đê biển xã Hoằng Thanh vỡ - 4km đê biển xã Hoằng Lưu bị tràn
Hải Phòng: - Vỡ một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) - Đê biển Đồ sơn bị uy hiếp nghiêm trọng
Thái Bình: - 3.500m đê kè thuộc hai huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải bị sạt lở nghiêm trọng. |
12km đê biển Ninh Phú chắn sóng của huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) đã vỡ hoàn toàn. Nước biển kèm gió lớn kết hợp triều cường đã khiến nước tràn qua các tuyến đê khác Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Theo Phóng viên Dân trí tại Thái Bình, đến 17h chiều nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã sơ bộ thống kê những thiệt hại do bão gây ra. Cơn bão số 7 đổ vào Thái Bình lúc 1h30 sáng, gió to và mưa lớn đã gây thiệt hại không nhỏ về cơ sở hạ tầng và hoa màu của bà con nông dân.
Theo báo cáo sơ bộ, cơn bão số 7 đã làm sập 11 căn nhà và phòng học, 450 gian nhà và phòng học bị tốc mái, 300 cột điện bị gấy đổ, 2.200 ha đầm nuôi tôm bị ngập, 2.500 ha hoa màu bị dập nát, hàng chục ngàn ha lúa đang kỳ thu hoạch bị ngập nước, 100.000 cây xanh bị gẫy đổ. Đặc biệt, 3.500m đê kè thuộc hai huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải bị sạt lở nghiêm trọng.
Nhiều tuyến đê biển miền Bắc đã bị sóng biển đánh vỡ hoặc tràn qua. Nhiều đoạn đê xung yếu khác tại Thanh Hoá, Nam Định bị sạt lở nghiêm trọng và khó lòng cầm cự được tiếp. Các xã ven biển Thanh Hoá, Nam Định có nơi nước ngập tới vài mét.
Thiệt hại sơ bộ
Thanh Hóa: Ước thiệt hại 83 tỷ đồng
1 người bị thiệt mạng do bị gió hất từ trên mái nhà rơi xuống đất khi đang giằng mái nhà để chống bão.
4 thuyền đánh cá của xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia đã bị sóng cuốn trôi do chủ quan, chưa xác định được số người trên 4 thuyền.
Hàng chục nghìn ngôi nhà bị sập, tốc mái, hàng trăm cột điện bị đổ.
Thái Bình: Thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ.
11 căn nhà và phòng học bị sập, 450 gian nhà và phòng học bị tốc mái, 300 cột điện bị gấy đổ, 2.200 ha đầm nuôi tôm bị ngập, 2.500 ha hoa màu bị dập nát, hàng chục ngàn ha lúa đang kỳ thu hoạch bị ngập nước. 100.000 cây xanh bị gẫy đổ.
Quảng Ninh: 50 ngôi nhà, một bệnh viện bị tốc mái. 2 nhà lưới trồng hoa, trên 50 ha rau màu bị đổ gãy, hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại ước tính trên 100 triệu đồng. |
Các lực lượng tại các khu vực đê xung yếu chuyển sang phương án cứu hộ, sẵn sàng đối phó với khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Công tác cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người dân được đặt lên hàng đầu.
Lực lượng tham gia chống bão, hộ đê tại Thanh Hóa, Nam Định đã phải rút sâu vào đất liền.
Bão số 7 đổ bộ trực tiếp vào ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng vào rạng sáng nay với sức gió mạnh tới cấp 10, 11, có nơi giật trên cấp 12 đã
Thanh Hoá: Các xã ven biển trắng nước
Hầu hết tuyến đê chắn sóng của huyện Hậu Lộc đã bị vỡ. Theo ghi nhận của PV Dân Trí tại đây thì toàn bộ hệ thống điện của tỉnh bị cắt, nhiều cột điện đã bị gió quật đổ, cây cối bị quật đổ ngổn ngang khắp nơi. Đường dây thông tin liên lạc hiện rất phập phù vì nhiều đoạn bị đứt dây, mất tín hiệu.
| |
Hậu Lộc vỡ đê toàn tuyến |
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi cho biết, với sức tàn phá ghê gớm của bão, sẽ không thể giữ được toàn bộ các tuyến đê ven biển. Tỉnh đã cấm toàn bộ người và phương tiện ra các tuyến đê ven biển để bảo toàn tính mạng.
Thông tin từ Ban PCLB của tỉnh cho biết, khoảng 100 nghìn dân chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ tại các vùng bị bão uy hiếp đã được sơ tán đến nơi an toàn nằm sâu trong đất liền từ chiều qua. Các phương án và phương tiện cấp cứu, y tế, và thực phẩm đã được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo cho người dân khi đi lánh bão.
Nam Định: Vỡ đê Thịnh Long
Trao đổi với Dân Trí lúc 13h30 chiều nay, ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, người đang có mặt tại đài chỉ huy đặt tại Trạm đo sóng thuộc sở NN&PTNT Nam Định cho biết, mặc dù tuyến đê Thịnh Long bị vỡ nhưng nước biển cũng chỉ làm ngập hai xóm 22 và 23 của xã Thịnh Long.
Hiện nay, các lực lượng công an, quân đội đang tập trung dùng bao cát để cố gắng giữ tuyến đê bên trong có chiều dài 2km, tuyến đê này rất quan trọng, quyết định đến sự an nguy của Thịnh Long và Hải Hậu, ông Hiền cho biết.
Mặc dù đê đã vỡ nhưng chưa có thông báo thiệt hại về người vì toàn bộ dân đã được sơ tán hết.
Cũng theo ông Hiền, hiện nay gió đã giảm chỉ còn cấp 7,8 và có thể từ giờ đến chiều tối nước sẽ rút: “Qui luật đỉnh triều vào khoảng 11-12h và đê vỡ đúng vào lúc đỉnh triều, theo qui luật thì tới chiều tối nước sẽ rút bớt”, ông Hiền cho biết.
Trước đó, tất cả lực lượng tham gia phòng chống lụt bão không thể lên mặt đê vì gió quá lớn “gió thổi bay cả người nếu đứng trên mặt đê”, ông Hiền khẳng định. Chính vì vậy, toàn bộ lực lượng này đã chuyển sang công tác cứu hộ, cứu nạn dân.
400.000 dân trong vùng ảnh hưởng đã phải di dời, chỉ để lại lực lượng tối thiểu để đối phó tính huống khẩn cấp.
Thái Bình: Nước tràn đê, lúa úng ngập
14h30, PV Dân Trí có mặt tại Thái Bình cho biết, nước tràn trên một số tuyến đê thuộc huyện Tiền Hải, đến nay, tình hình gió và mưa đã có phần lắng dịu. Tuy nhiên, thiệt hại về lúa và hoa màu là rất lớn. 82.000ha lúa và hoa màu đang vào kỳ thu hoạch bị ngập, các đầm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nghiêm trọng.
Sáng nay, điện đã bị cắt, gió cấp 9-10 trong khu vực thành phố, dân tại các xã ven biển của huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thuỵ đã cơ bản được di tản vào nơi an toàn.
Nhiều cây cổ thụ, cột điện thoại đã bị đổ, tường bao của một vài cơ quan, xí nghiệp cũng đã bị đổ.
Hải Phòng: Thị xã Đồ Sơn chìm trong nước
| |
Đồ Sơn, Hải Phòng nước ngập cao 1m. (Ảnh: Bảo Trung) |
Gió lớn khiến người không thể đứng vững và không thể chụp ảnh, hàng cây phi lao tại bờ biển nhiều cây gẫy đổ rạp.
Tới thời điểm này, mặc dù gió không hề giảm nhưng cũng khó có thể gây nguy hiểm cho Hải Phòng. Có thể nói so với nhận định ban đầu thì Hải Phòng đã thở phào vì bão đã qua.
Ngay trong đêm qua, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện khẩn gửi Ban chỉ đạo PCLB các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị và các cơ quan chức năng. Công điện nêu rõ: Kiên quyết không để người dân đã di dời trong đêm qua trở về nhà vào sáng nay, cần có kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự và chỉ cho phép người dân được trở về khi bão đã đi qua.
Kiên quyết không cho dân quay trở lại vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ngoài đê vào lúc lặng gió tạm thời. Đây là thời điểm tâm bão đi qua và chuẩn bị đổi chiều gió, đặc biệt nguy hiểm.
Nhóm phóng viên